Nghiệp Vụ old 5 Thay đổi về cách Viết hoa trong văn bản kể từ...

5 Thay đổi về cách Viết hoa trong văn bản kể từ 05/03/2020

5271
5 Thay đổi về cách Viết hoa trong văn bản kể từ 05/03/2020

Việc viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30 từ ngày 05/03/2020. Theo đó, có 05 thay đổi của quy tắc viết hoa trong văn bản so với Thông tư 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ.

5 Thay đổi về cách Viết hoa trong văn bản kể từ 05/03/2020

Bỏ viết hoa vì phép đặt câu trong một số trường hợp

Thông tư số 01/2011/TT-BNV

Nghị định số 30/2020/NĐ-CP

1.1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

– Sau dấu chấm câu (.)

– Sau dấu chấm hỏi (?)

– Sau dấu chấm than (!)

– Sau dấu chấm lửng (…)

– Sau dấu hai chấm (:)

– Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”)

– Khi xuống dòng

1.2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề:

– Sau dấu chấm phẩy (;)khi xuống dòng

– Dấu phẩy (,) khi xuống dòng

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

– Sau dấu chấm câu (.)

– Sau dấu chấm hỏi (?)

– Sau dấu chấm than (!)

– Khi xuống dòng

Bỏ quy định viết hoa trong các trường hợp sau:
  • Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

– Sau dấu chấm lửng (…)

– Sau dấu hai chấm (:)

– Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”)

  • Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề: Sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng

Bỏ viết hoa điểm, khoản khi viện dẫn văn bản

Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 141 Chương XIV Phần thứ hai Bộ luật Hình sự

Thay vì phải viết hoa cả chữ cái đầu của điểm, khoản như quy định của Thông tư số 01 trước đây thì Nghị định 30 đã bỏ viết hoa điểm, khoản khi viện dẫn văn bản.

Bỏ viết hoa tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

Thông tư số 01/2011/TT-BNV Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
– Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi

Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo…

– Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi

Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản…

Không quy định

Thêm trường hợp viết hoa tên địa lý

Theo điểm c khoản 1 Mục III Phụ lục II Nghị định 30/2020, khi viết hoa tên địa lý, có 02 trường hợp đặc biệt cần lưu ý là Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (thay vì chỉ có trường hợp Thủ đô Hà Nội như trước đây).

Thêm trường hợp viết hoa danh từ đặc biệt

Nghị định 30 đã bổ sung thêm quy định viết hoa trong trường hợp danh từ đặc biệt mà Thông tư 01/2011 không quy định. Theo đó, Nhân dân, Nhà nước là 02 danh từ đặc biệt phải viết hoa.

Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ Tài chính – Kế toán theo đúng Thông tư 133/TT-BTC/2014 và Thông tư 200/TT-BTC/2016 của Bộ Tài chính. Phần mềm giúp doanh nghiệp chuẩn hóa sổ sách kế toán ngay từ đầu, giúp kế toán vận dụng hiệu quả các hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo…vào công tác kế toán tài chính doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Xem thêm

Với chi phí văn phòng đại diện thì hóa đơn đầu vào ghi tên công ty hay tên văn phòng đại diện?

Bắt buộc dùng hoá đơn điện tử từ ngày 01/11/2020 hay 01/07/2022?

Mời bạn đọc tải về mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn đã lập

Cập nhật quy định về thuế môn bài mới nhất năm 2020

Khi thành lập chi nhánh mới doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Điều kiện để thành lập doanh nghiệp mới