Kinh nghiệm Thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cần những điều kiện gì?

Thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cần những điều kiện gì?

1937
Thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cần những điều kiện gì?

Việc thành lập một doanh nghiệp vừa và nhỏ có lẽ là ước muốn của nhiều người. Tuy nhiên thì để thành lập được một doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Và không phải nói muốn thành lập là liền có thể thành lập được. Nếu như bạn muốn thành lập doanh nghiệp, dù là mô hình vừa hay nhỏ thì bạn cũng cần phải đảm bảo được những điều kiện nhất định.

Thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ cần những điều kiện gì?

Đáp ứng điều kiện về tên khi thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những điều kiện về khoản đặt tên mà bạn cần phải tuân theo như sau:

  • Bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập, đầu tiên cũng cần phải đặt tên cho chính mình. Đặt tên không chỉ để đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh. Sau này khi doanh nghiệp phát triển còn ảnh hưởng đến thương hiệu của mình.
  • Đặt tên của doanh nghiệp cần phải tuân theo Luật doanh nghiệp. Đặt tên của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
  • Khi đặt tên của doanh nghiệp thì không được trùng với tên của doanh nghiệp khác. Khoanh vùng ở những doanh nghiệp nằm trong lãnh thổ của Việt Nam.
  • Tên doanh nghiệp cần phải đảm bảo là phát âm được. Và quan trọng là trong tên của doanh nghiệp cần phải đáp ứng được đủ hai thành tố. Đó là loại hình doanh nghiệp cộng với tên của doanh nghiệp.

Những điều kiện về ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty

Khi bạn quyết định thành lập một công ty, thì việc mà bạn cần phải làm hàng đầu đó chính là xác định về ngành nghề kinh doanh. Bạn cần phải kinh doanh những ngành nghề được phép hoạt động tại Việt Nam. Những ngành nghề đó không thuộc vào những ngành bị pháp luật cấm.

Sau khi bạn đã xác định được ngành nghề mà mình định kinh doanh. Sau đó thì bạn cần phải tiến hành kiểm tra lại xem ngành đó có mã số bao nhiêu trong hệ thống ngành của Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh việc đăng ký không đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.

Khi bạn lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh thì bạn sẽ có cho mình hai lựa chọn. Đó chính là ngành nghề không cần điều kiện kinh doanh khi hoạt động. Thứ hai là ngành nghề kinh doanh cần có điều kiện khi hoạt động và tuân thủ theo những quy định đã đặt ra.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Điều kiện để thành lập doanh nghiệp mới

Quy định về trụ sở kinh doanh khi mở doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sau khi đã xác định được tên cũng như là xác định được ngành nghề mà mình sẽ kinh doanh. Việc tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là xác định về địa điểm đặt trụ sở kinh doanh. Nếu bạn không đáp ứng được những điều kiện về trụ sở thì cũng rất khó để thành lập doanh nghiệp. Một số những điều kiện về trụ sở như sau:

  • Địa điểm mà bạn lựa chọn đặt làm trụ sở kinh doanh bắt buộc phải nằm ở trong lãnh thổ của Việt Nam.
  • Bạn cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến trụ sở. Như là số nhà, tên đường, Quận, Thành phố. Và cung cấp thêm phương thức liên lac như là số điện thoại.

Có một điều mà bạn cần phải lưu ý đó chính là hiện nay thì trong Luật doanh nghiệp đã quy định. Các văn phòng đại diện hay là trụ sở của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không được phép đặt ở các khu chung cư. Vậy nên nếu bạn muốn mở công ty thì nên lựa chọn vị trí kĩ càng.

Vốn của doanh nghiệp khi mới mở

Khi bạn mở công ty, dù là công ty lớn hay nhỏ thì vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng và quyết định. Đối với mảng vốn doanh nghiệp, sẽ chia thành hai loại, đó là vốn điều lệ và vốn pháp định.

  • Vốn pháp định là loại vốn bắt buộc phải có. Loại vốn này là vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có để mở công ty. Và nó được pháp luật quy định cho từng ngành nghề kinh doanh của các công ty. Số vốn pháp định này bắt buộc phải được kỹ quý tại ngân hàng. Trong trường hợp nó thuộc loại tài sản khác thì sẽ được xác nhận bởi những cơ quan có thẩm quyền.
  • Vốn điều lệ là loại vốn không được quy định là áp dụng cho toàn bộ các mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian mà bạn mới thành lập công ty thì nên quan sát về sự tăng giảm của vốn điều lệ cho các loại hình doanh nghiệp.

Xem thêm:

Con dấu công ty và những vấn đề mà bạn cần biết

Thanh lý hàng tồn kho nhanh chóng cho kế toán dịp cuối năm

Mới làm kế toán cần bỏ túi ngay những bí quyết này