Quy định Bảo Hiểm Hiểu rõ về tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm

Hiểu rõ về tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm

428
Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm sẽ được ghi ở trong hợp đồng lao động bao gồm BHXH, BHYT và BHTN. Vậy có cách nào để xác định tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm cho người lao động?

Khi người lao động làm việc ở trong các doanh nghiệp thì cần phải tham gia bảo hiểm. Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm sẽ được ghi ở trong hợp đồng lao động bao gồm BHXH, BHYT và BHTN. Vậy có cách nào để xác định tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm cho người lao động?

Hiểu rõ về tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm

Xác định tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm của người lao động

Hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đóng các khoản tiền bảo hiểm. Các khoản tiền lương tính đóng bảo hiểm của người lao động sẽ được tính dựa trên công thức như sau:

Tiền lương = mức lương + phụ cấp lương + những khoản bổ sung khác

Mức lương

Mức lương của người lao động bắt buộc và phải là tối thiểu. Mức lương của người lao động được tính dựa trên thời gian của công việc và tính dựa trên chức danh theo thang lương, bảng lương. Thang lương, bảng lương trước đó đã được xây dựng dựa trên quy định của Luật lao động.

Đối với những đối tượng người lao động được hưởng lương dựa trên sản phẩm hoặc lương khoán. Những đối tượng này sẽ ghi mức lương được tính dựa trên thời gian để có thể xác định được đơn giá sản phẩm hoặc xác định được lương khoán.

Phụ cấp lương

Hiểu rõ về tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm

Những khoản phụ cấp lương dành cho người lao động được xem như những khoản tiền để bù đắp cho những yếu tố về điều kiện lao động. Hoặc bù đắp cho người lao động vì tính chất công việc nặng nhọc, điều kiện sinh hoạt và cả mức độ thu hút lao động.

Những khoản phụ cấp lương này sẽ được gắn liền với cả quá trình làm việc và cả kết quả mà người lao động thực hiện công việc đó.

Một số khoản phụ cấp lương cần phải sử dụng đóng bảo hiểm. Bao gồm: phụ cấp chức vụ; phụ cấp chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc; phụ cấp độc hại; nguy hiểm….

Các khoản bổ sung

Những khoản tiền bổ sung được xác định dựa trên mức tiền cùng với mức lương đã được thỏa thuận rõ ở trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung này sẽ được trả trực tiếp ở trong mỗi kỳ trả lương.

Một số khoản không tính đóng bảo hiểm

Trong các khoản lương của người lao động, có một số những khoản chế độ và những phúc lợi khác không được tính đóng. Bao gồm: Tiền thưởng; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn trưa, tiền ăn giữa ca là việc; tiền hỗ trợ xăng xe; tiền hỗ trợ điện thoại hàng tháng; tiền giữ trẻ; tiền nuôi con nhỏ cho người lao động; tiền hỗ trợ cho người lao động khi NLĐ có người thân bị chết; tiền sinh nhật; tiền mừng khi người lao động kết hôn….Và thêm một số những khoản trợ cấp khác được ghi thành những mục riêng ở trong hợp đồng lao động.

Như vậy, không phải tất cả các khoản phụ cấp đều được tính đóng bảo hiểm. Khi tính đóng, chỉ tính những khoản bổ sung đã được quy định sẵn về mức tiền cụ thể ghi ở trong hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp không nhất thiết phải tính đóng toàn bộ các loại bảo hiểm dựa trên toàn bộ những khoản tiền lương của người lao động. Doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo mình đã tính đúng và đầy đủ toàn bộ những khoản tiền đã nêu ở trên.

Tiền lương đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng tiền lương

Những người thuộc đối tượng quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng tiền lương. Bao gồm: chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên….

Đối với các khoản tiền lương tháng đóng BHXH của những đối tượng này thuộc vào khoản tiền lương mà doanh nghiệp quyết định chi trả cho người này.

Lưu ý về lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm

Một số những lưu ý khi tìm hiểu về lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm

  • Các khoản tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng ở thời điểm hiện tại.
  • Đối với những người lao động đã được qua các lớp đào tạo hoặc học nghề. Kể cả những người lao động đã được chính doanh nghiệp đào tạo dạy nghề. Khoản tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn lương tối thiểu vùng ít nhất bằng 7%.
  • Nếu như tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng. Như vậy, mức tiền lương tháng đóng khoản bảo hiểm thất nghiệp sẽ bằng 20 tháng của lương tối thiểu vùng.

Xem thêm: 

Phân biệt lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương cơ bản

Bảo hiểm xã hội: Đóng bao nhiêu năm mới được hưởng lương hưu tối đa?

Cách tính lương mới nhất trên Excel

Mẫu quy chế trả lương công ty cổ phần, TNHH…

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp nên tham khảo