Mẫu chứng từ tiền lương Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp nên tham khảo

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp nên tham khảo

170
Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp nên tham khảo

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất định cần phải có bảng thang lương. Bảng thang lương đã thuộc vào quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Vậy hiện nay doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu thang bảng lương doanh nghiệp nào?

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp nên tham khảo

Tải về mẫu bảng thang lương cho doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng mẫu bảng thang lương hiện hành, doanh nghiệp có thể tải về TẠI ĐÂY!

Hướng dẫn xây dựng mẫu bảng thang lương doanh nghiệp mới nhất hiện nay

Hướng dẫn xác định Bậc 1 trên thang bảng lương doanh nghiệp

Trường hợp 1

Nếu như người lao động đang làm công việc công chức hoặc chức danh của người này đơn giản ở trong điều kiện lao động bình thường. Trường hợp này, mức lương tối thiểu hàng tháng quy định không được thấp hơn so với lương tối thiểu vùng. Cụ thể như sau:

  • Đối với vùng I: Mức lương tối thiểu vùng của năm 2020 bằng 4.420.000 đồng/tháng
  • Đối với vùng II: Mức lương tối thiểu vùng của năm 2020 bằng 3.920.000 đồng/tháng
  • Đối với vùng III: Mức lương tối thiểu vùng của năm 2020 bằng 3.430.000 đồng/tháng
  • Đối với vùng IV: Mức lương tối thiểu vùng của năm 2020 bằng 3.070.000 đồng/tháng

Trường hợp II

Nếu như người lao động làm những công việc hoặc những chức danh mà phải đòi hỏi qua đào tạo và cả học nghề. Bao gồm cả những lao động do chính bên phía doanh nghiệp tự dạy nghề. Mức lương trong bảng thang lương quy định phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể như sau:

  • Đối với vùng I: Mức lương tối thiểu vùng 2020 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400
  • Đối với vùng II: Mức lương tối thiểu vùng 2020 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) =4.194.400
  • Đối với vùng III: Mức lương tối thiểu vùng 2020 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100
  • Đối với vùng IV: Mức lương tối thiểu vùng 2020 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900

Trường hợp III

Trường hợp người lao động làm những chức danh, những công việc ở trong điều kiện lao động nặng nhọc và độc hại, có nguy hiểm cao đến tính mạng. Hoặc người lao động làm những công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm. Mức lương trong thang bảng lương yêu cầu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của những công việc hoặc những chức danh có độ phức tạp tương đương. Cụ thể thang lương trong doanh nghiệp sẽ được tính như sau:

Mức lương thấp nhất được quy định đối với những công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại:

  • Đối với vùng I được quy định như sau: 4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870)
  • Đối với vùng II được quy định như sau: 4.194.400+ (4.194.400x 5%) = 4.404.120)
  • Đối với vùng III được quy định như sau: 3.670.100+ (3.670.100x 5%) = 3.853.605)
  • Đối với vùng IV được quy định như sau: 3.284.900+ (3.284.900x 5%) = 3.449.145)

Mức lương thấp nhất được quy định đối với những công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động:

  • Đối với vùng I được quy định như sau: 4.729.400 + (4.729.400 x 7%) = 5.060.458)
  • Đối với vùng II được quy định như sau: 4.194.400+ (4.194.400x 7%) = 4.488.008)
  • Đối với vùng III được quy định như sau: 3.670.100+ (3.670.100x 7%) = 3.927.007)
  • Đối với vùng IV được quy định như sau: 3.284.900+ (3.284.900x 7%) = 3.514.843)

Khoảng cách giữa các bậc trên thang bảng lương doanh nghiệp

Khi xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp, người xây dựng cần phải đảm bảo rằng các khoảng cách chênh lệch giữa các bậc lương cần phải liền kề nhau. Tuy nhiên những khoảng cách này vẫn cần phải đảm bảo đủ để khuyến khích người lao động có động lực để nâng cao được trình độ chuyên môn. Nhưng khoảng cách giữa thang bảng lương doanh nghiệp cần phải ít nhất bằng 5%.

Ví dụ: Công ty A khi kí hợp đồng lao động với người lao động với mức lương cơ bản  là 5.000.000 đồng.

Vậy khoảng cách giữa các bậc lương trong bảng thang lương doanh nghiệp sẽ được quy định cụ thể như sau:

  • Bậc I: 5.000.000 đồng
  • Bậc II: 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000
  • Bậc II: 5.000.000 + (5.250.000 x 5%)

Theo đó, các bậc càng tăng lên thì số tiền sẽ càng tăng lên. Thông thường ở trong các doanh nghiệp sẽ tự xây dựng thang bảng lương tùy theo nhu cầu sử dụng nhân lực. Nhưng thường các doanh nghiệp sẽ xây dựng từ 5 đến 7 bậc cho một thang bảng lương.

Khi xây dựng bảng thang lương xong, bên phía công ty sẽ nộp lại cho phòng Lao động Thương binh xã hội. Trụ sở ở  nơi mà doanh nghiệp đang đặt cơ sở kinh doanh. Sau khi được bên phòng Lao động Thương binh xã hộ duyệt, công ty có thể áp dụng thang bảng lương vào tính lương cho người lao động.

Hồ sơ đăng ký thang bảng lương cho doanh nghiệp

Khi bạn có ý định đăng kí xây dựng thang bảng lương, bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ trong hồ sơ như sau:

  • Hệ thống thang bảng lương
  • Công văn đề nghị về vấn đề xây dựng bảng thang lương trong doanh nghiệp
  • Quyết định về việc ban hành xây dựng hệ thống thang bảng lương trong doanh nghiệp
  • Biên bản cuộc họp đã thông qua về hệ thống bảng thang lương của doanh nghiệp.
  • Quy định về những tiêu chuẩn và cả điều kiện áp dụng đối với các chức danh ở trong doanh nghiệp.
  • Quy chế rõ ràng về những khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp trong doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp phải làm thành 2 bộ hồ sơ khi đăng kí thang bảng lương. Và cần phải bắt buộc đóng dấu giáp lai giữa các trang.
  • Khi xây dựng thang bảng lương, công ty cần phải xây dựng đúng quy chuẩn. Trường hợp không xây dựng đúng quy định có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
  • Thang bảng lương cần phải công khai cho người lao động biết để đảm bảo được tính công khai và minh bạch trong công ty.