Kinh nghiệm Hướng dẫn xử lý những trường hợp hàng bán bị trả lại

Hướng dẫn xử lý những trường hợp hàng bán bị trả lại

519

Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp gặp phải trường hợp hàng bán bị trả lại hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi gặp phải những trường hợp này, bên phía doanh nghiệp cần có kỹ năng để giải quyết ổn thỏa từng trường hợp hàng bị trả lại.

Hướng dẫn xử lý những trường hợp hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại cần phải xuất hóa đơn trả lại hàng hóa

Quy định về việc trả lại hàng hóa ở trong các doanh nghiệp ở trong Thông tư 39/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:

  • Những tổ chức, cá nhân khi mua hàng hóa. Nếu như bên bán hàng đã xuất hóa đơn, bên mua hàng đã nhận được hàng. Tuy nhiên sau đó bên mua hàng mới phát hiện ra những mặt hàng này có sai sót, không đúng quy cách. Chất lượng hàng hóa mua về không đảm bảo. Chất lượng hàng hóa khiến cho bên mua cần phải trả lại toàn bộ hoặc trả lại một phần hàng hóa. Trong quá trình bên mua xuất hàng hóa để trả lại cho bên bán, cần phải lập hóa đơn. Bên trên hóa đơn cần phải ghi rõ ràng sản phẩm trả lại vì nguyên nhân gì.
  • Nếu như trong trường hợp mua hàng, đối tượng mua hàng thuộc đối tượng không có hóa đơn. Khi trả lại hàng hóa, bên mua hàng và bên bán hàng cần phải lập biên bản trả hàng. Trong biên bản cần phải ghi rõ thông tin về hàng hóa như số lượng, giá trị hàng hóa trả lại. Sẽ ghi dựa trên mức giá khi chưa có tính thuế GTGT.

Như vậy, dựa theo quy định trên, khi mua hàng, bên mua hàng cần phải:

  • Lập hóa đơn trả lại hàng hóa theo đúng quy định
  • Ghi rõ thông tin về hàng hóa trả lại như số lượng, giá trị tiền và tiền thuế
  • Ghi rõ lý do vì sao phải trả lại hàng hóa
  • Nếu như bên mua hàng không có hóa đơn, sẽ tự lập biên bản trả lại hàng hóa.

Kê khai thuế đối với những hàng hóa trả cho bên bán

Đối với trường hợp chưa kê khai thuế cho mặt hàng bán bị trả lại

Khi doanh nghiệp bán hàng và bị trả lại ở trong kỳ, trong đó, doanh nghiệp chưa tiến hành kê khai thuế. Như vậy. hai bên sẽ tiến hành lập biên bản trả lại hàng hóa và trả lại hóa đơn cho bên bán. Và lưu ý, doanh nghiệp sẽ không cần phải kê khai thuế.

Theo đó, bên mua hàng hoàn toàn có thể xuất hóa đơn trả lại hàng hóa. Trong quá trình xuất hóa đơn trả lại hàng hóa, bên mua hàng sẽ chỉ kê khai hóa đơn sử dụng và không cần phải kê khai thuế.

Đối với trường hợp đã kê khai thuế cho mặt hàng bán bị trả lại

Khi doanh nghiệp bán hàng và bị trả lại. Cả hai bên đều đã tiến hành kê khai thuế đầu ra, đầu. Như vậy, cả hai bên mua và bán sẽ tiến hành lập biên bản trả lại hàng hóa. Bên mua sẽ phải xuất hóa đơn trả lại toàn bộ hàng hóa hoặc trả lại một phần mặt hàng đã mua cho bên bán hàng.

Theo đó, căn cứ vào hóa đơn xuất trả hàng, bên bán hàng sẽ kê khai như sau: Giảm doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra

Căn cứ vào trong hóa đơn xuất hàng hóa, bên mua hàng sẽ kê khai cụ thể như sau:

  • Giảm bớt doanh thu mua hàng và thuế GTGT dựa trên hóa đơn trả lại hàng hóa đó.
  • Báo cáo lại tình hình sử dụng hóa đơn của hóa đơn hàng bán bị trả lại.

Hướng dẫn xử lý trường  hợp người mua là cá nhân và không xuất được hóa đơn

Trường hợp người mua trả lại toàn bộ hàng hóa

Khi người mua quyết định trả lại toàn bộ hàng hóa. Cả bên mua và cả bên bán cần phải lập biên bản trả hàng. Ở trong biên bản có ghi rõ số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa dựa trên mức giá khi chưa tính thuế GTGT. Kèm theo lý do trả hàng, sau đó bên bán hàng sẽ thu hồi hóa đơn đã lập trước đó.

Trường hợp bên mua hàng chỉ trả lại một phần hàng hóa

  • Khi bên mua đã lập xong biên bản thu hồi hàng hóa và nhận được lại toàn bộ số hàng hóa bị trả lại. Bên bán hàng sẽ tiến hành lập hóa đơn mới cho số lượng hàng hóa thực tế của bên mua chấp nhận theo quy định.

Xem thêm:

Cách xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu chính xác nhất

Những thông tin cần biết khi gửi hàng hóa tại kho ngoại quan

Mua bán hàng hóa nhất định phải trang bị những nghiệp vụ này!

Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 5%

Doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên khi Xuất nhập khẩu hàng hóa?