Kinh nghiệm Những vấn đề liên quan đến Kế toán dịch vụ mà bạn...

Những vấn đề liên quan đến Kế toán dịch vụ mà bạn cần nắm rõ

636

Kế toán dịch vụ từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ với nhiều công ty. Nhiều công ty hiện nay thay vì sử dụng kế toán kế toán riêng, full – time trong doanh nghiệp thì chọn cách thuê ngoài dịch vụ kế toán. Vậy kế toán dịch vụ là gì? Đặc điểm của kế toán dịch vụ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ những khái niệm và đặc điểm đó.

Những vấn đề liên quan đến Kế toán dịch vụ mà bạn cần nắm rõ

Khái niệm về Kế toán dịch vụ

Kế toán dịch vụ sẽ kiểm tra, điều hành, ghi chép, theo dõi hoạt động của các dịch vụ trong doanh nghiệp. Kế toán viên là người quản lý toàn bộ các hoạt động cho đến hình thức kinh doanh của dịch vụ.

Bởi vì dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng trong công ty. Như vậy, có thể khẳng định vai trò của Kế toán dịch vụ trong công ty rất quan trọng.

Kế toán dịch vụ có vai trò quan trọng gì?

  • Theo dõi, nhận xét, phản ánh, điều chỉnh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Kế toán viên sẽ theo dõi, ghi chép và đảm bảo cho sự an toàn của tài sản trong doanh nghiệp.
  • Giám sát chặt chẽ hoạt động của dịch vụ. Ví dụ như phải quản lý, giám sát chặt chẽ những kế hoạch về dịch vụ của doanh nghiệp. Xem xét về định mức thực hiện, theo dõi về định mức sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
  • Kế toán viên có nhiệm vụ phải giám sát, theo dõi tiến trình của dịch vụ. Góp sức giúp cho dịch vụ của doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.

Công việc kế toán cần làm

Công việc hàng ngày

  • Đặt in hóa đơn cho công ty, sau khi đã nhận được hóa đơn sẽ thông báo phát hành hóa đơn
  • Theo dõi kho hàng, các hoạt động của kho hàng, lập phiếu xuất, nhập kho.
  • Đối với những nghiệp vụ mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thanh toán ngay. Cần lập phiếu chi cho những nghiệp vụ này.
  • Đối với những nghiệp vụ mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thanh toán ngay. Cần lập phiếu thu cho những nghiệp vụ này.
  • Trong quá trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Kế toán viên cần viết hóa đơn để xác nhận đã cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
  • Đi nộp tiền và giữ các loại giấy nộp tiền. Những khoản tiền cần nộp đều liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp. Như nộp Thuế dịch vụ.
  • Theo dõi những khoản công nợ khách hàng của dịch vụ doanh nghiệp. Cần phải phân tách được các khoản công nợ để tránh việc nhầm lẫn với nhau.

Công việc hàng quý

Nếu xếp công việc theo quý, kế toán viên cần phải giải quyết những công việc như sau.

  • Lập Báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình sử dụng hóa đơn cho dịch vụ cùa doanh nghiệp.
  • Lập Báo cáo tài chính về dịch vụ để gửi lên Cơ quan Thuế.
  • Tiến hành lập quyết toán Thuế TNCN và TNDN của công ty để trình lên Cơ quan Thuế.

Công việc cuối năm

  • In các loại sổ sách công việc liên quan đến doanh nghiệp. Như sổ cái hay sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
  • In các loại Báo cáo của công ty. Như Báo cáo công cụ dụng cụ, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Sắp xếp và cất toàn bộ những chứng từ của năm. Tránh làm hỏng, làm mất.
  • Các sổ sách quan trọng cũng cần phải cất giữ cần thận và phân loại rõ ràng.

Những vấn đề liên quan đến Kế toán dịch vụ mà bạn cần nắm rõ

Kế toán dịch vụ cần sử dụng những chứng từ gì?

Những chứng từ cần phải sử dụng, cần giữ như sau:

  • Hóa đơn bán hàng
  • Giấy xuất nguyên liệu từ trong kho hàng của doanh nghiệp
  • Hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đối tác
  • Phiếu thu tiền công dịch vụ
  • Hợp đồng ký kết với khách hàng, đối tác về dịch vụ
  • Một số những chứng từ quan trọng khác

Những tài khoản mà kế toán viên cần sử dụng

Trong quá trình làm việc, giải quyết công việc, kế toán cần phải sử dụng đến những tài khoản sau để giải quyết công việc của mình. Bao gồm:

  • TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh vẫn còn dở của doanh nghiệp
  • TK620621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp sử dụng làm dịch vụ
  • TK622 – Chi phí nhân công sử dụng làm dịch vụ
  • TK627 – Chi phí chung cho việc sản xuất của doanh nghiệp
  • TK623 – Giá vốn bán hàng, dịch vụ của doanh nghiệp

Xem thêm:

Sử dụng Hóa đơn điện tử cần lưu ý những mốc quan trọng nào?

Những đối tượng phải nộp Thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Đóng Bảo hiểm y tế và những điều người lao động cần biết