Quy định Bảo Hiểm Đóng Bảo hiểm y tế và những điều người lao động cần...

Đóng Bảo hiểm y tế và những điều người lao động cần biết

516

Đối với người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp, thường sẽ tham gia đóng Bảo hiểm y tế (BHYT). Nhưng trước khi tham gia đóng BHYT, người lao động cần nắm được những vấn đề liên quan đến BHYT mà mình sẽ tham gia.

Đóng Bảo hiểm y tế và những điều người lao động cần biết

Mức đóng BHYT tại doanh nghiệp như thế nào?

Đối với những người tham gia Bảo hiểm y tế, mức đóng phí sẽ được tính theo hàng tháng. Mức đóng hàng tháng của người lao động bằng 4,5% lương thu nhập hàng tháng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3,5%. Còn người lao động chịu 1% hàng tháng. Điều này đã được quy định rõ trong Điều 6 và Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Mức lương tối thiểu của người đóng lệ phí BHYT hàng tháng

Đối với những người lao động làm công, viên chức ở trong điều kiện lao động bình thường. Mức tối thiểu tiền lương hàng tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương được xác định tại thời điểm mà người lao động đóng lệ phí BHYT.

Lưu ý:

  • Đối với những đối tượng người lao động làm các công việc yêu cầu cao hơn. Công việc đòi hỏi phải có kỹ năng, cần qua các lớp đào tạo. Những người lao động này cần có mức lương cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Đối với những người lao động làm việc ở trong môi trường khắc nghiệt, độc hại nguy hiểm. Những người lao động này phải có mức lương cao hơn 5% so với mức lương tối thiểu vùng. Đối với những người lao động làm việc trong môi trường cực kì khắc nghiệt, cực kì độc hại và nguy hiểm. Trong trường hợp này, người lao động cần phải được trả mức lương cao hơn 7% so với mức tối thiểu vùng. Mặc dù công việc và thời gian làm việc giống với những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Đối với mức lương tối đa để đóng lệ phí Bảo hiểm y tế của người lao động. Yêu cầu không cao hơn 20 tháng lương cơ sở.

Người tham gia BHYT mà thuộc nhiều đối tượng sẽ nộp lệ phí như thế nào?

Trong một số trường hợp, một người lao động lại thuộc vào nhiều đối tượng tham gia BHYT. Như vậy, đôi khi sẽ không biết phải nộp lệ phí theo đối tượng nào. Quy định trong Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về việc người lao động thuộc vào nhiều đối tượng.

Nếu một người lao động thuộc vào nhiều đối tượng đóng lệ phí BHYT. Người lao động này sẽ đóng lệ phí dựa trên đối tượng xếp hàng đầu theo danh sác được liệt kê. Thứ tự sắp xếp như sau:

  • Người sử dụng lao động cùng người lao động đều đóng lệ phí BHYT.
  • Tổ chức BHYT đóng lệ phí
  • Ngân sách nhà nước đóng lệ phí BHYT
  • Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng lệ phí BHYT
  • Hộ gia đình đóng lệ phí BHYT

Bên cạnh đó, khi một người lao động thuộc vào nhiều nhóm đóng BHYT. Vậy, mức hưởng trợ cấp từ BHYT sẽ được tính vào nhóm trợ cấp cao nhất. Điều này cũng đã được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

NLĐ làm việc cùng lúc nhiều công ty sẽ đóng lệ phí BHYT như thế nào?

Trong trường hợp người lao động làm việc ở trong nhiều công ty khác nhau, cùng tại một thời điểm. Người này tham gia BHYT và cần phải đóng lệ phí. Vậy, người lao động này sẽ đóng lệ phí ở công ty mà người này có thu nhập lương hàng tháng cao nhất. Dựa trên Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP để quy định về trường hợp này.

Đối với bên doanh nghiệp sử dụng lao động còn lại. Những doanh nghiệp này sẽ chi trả cùng kỳ tiền lương cho người lao động tương đương với khoản lệ phí đóng BHYT theo trách nhiệm của mình.

Người lao động đã tham gia BHYT trước đó

Trường hợp người lao động đã tham gia đóng BHYT trước đó, sẽ được hoàn trả số tiền đóng bảo hiểm gần đây. Nhưng nó chỉ áp dụng cho một số trường hợp. Nếu người lao động tham gia BHYT do Nhà nước chi trả tiền lệ phí BHYT. Như vậy, người này khi tham gia BHYT tại công ty, nơi mình đang làm việc, sẽ được chi trả toàn bộ lệ phí này.

Ví dụ:

Khi anh Nguyễn Văn A tham tham gia BHYT theo hộ gia đình vào tháng 1 năm 2020. Nhưng đến tháng 5/2020, anh A lại đi làm ở công ty B. Ở đây, anh A có tham gia BHYT của công ty. Trường hợp này anh A sẽ được hoàn trả lệ phí đóng BHYT nếu báo giảm giá trị sử dụng của thẻ BHYT hộ gia đình.

Xem thêm:

Mới làm kế toán thuế hãy tránh xa những lỗi này

Chứng từ kế toán ngân hàng: Nếu chưa hiểu thì hãy đọc ngay nhé

Chế độ sau khi nghỉ việc: Người lao động sẽ được hưởng những gì?