Kinh nghiệm Giải đáp 3 vấn đề về nghỉ không hưởng lương cho người...

Giải đáp 3 vấn đề về nghỉ không hưởng lương cho người lao động

367

Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong một số trường hợp đặc biệt. Ngược lại, cũng có trường hợp người lao động nghỉ nhưng không hưởng lương. Đó là những trường hợp nào? Trong thời gian nghỉ, người lao động có cần đóng BHXH?

nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 116, Bộ Luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ nhưng không hưởng lương trong các trường hợp sau:

  • Người lao động được nghỉ việc 1 ngày không hưởng lương nếu có người thân trong gia đình (ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội, anh, chị, em ruột) qua đời; hoặc có người thân (bố hoặc mẹ, anh, chị, em ruột) kết hôn. Lưu ý: Trước khi nghỉ, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động được biết; để chủ động sắp xếp công việc bù.
  • Trong một số trường hợp nghỉ với lý do khác, người lao động cũng có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc mình sẽ nghỉ không lương. Lưu ý: Người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động được biết trước khi nghỉ và chỉ được nghỉ khi người sử dụng lao động chấp thuận.

Như vậy, có thể suy ra rằng, người lao động sẽ không bị giới hạn số ngày nghỉ mỗi lần nghỉ; số ngày nghỉ trong một năm; nghỉ không lương; miễn là người sử dụng lao động chấp thuận.

Một lưu ý quan trọng khác nữa là, thời gian người lao động nghỉ không lương vẫn được tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Có nghĩa là, nếu thời gian kết thúc đợt nghỉ không hưởng lương xảy ra trùng; hoặc trước thời gian kết thúc hợp đồng lao động; thì cả hai bên vẫn phải chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu muốn tiếp tục làm việc thì làm giao kết hợp lao động mới.

2. Trong thời gian nghỉ nhưng không hưởng lương, NLĐ có cần đóng bảo hiểm xã hội?

Đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề người lao động nào cũng quan tâm nhất. Việc trích đóng bảo hiểm hiện nay căn cứ và tiền lương hàng tháng ghi trong hợp đồng lao động; thực hiện trích đóng theo tháng.

Đồng thời, theo Khoản 4 Điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động nếu không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì không cần đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Đồng nghĩa, người lao động cũng không được hưởng bảo hiểm xã hội thời gian này.

nghỉ không lương

Như vậy, nếu tổng số ngày người lao động nghỉ và không hưởng lương trong một tháng trên 14 ngày; thì cả người lao động và người sử dụng lao động không cần đóng bảo hiểm của tháng đó. Đồng thời, đơn vị sử dụng lao động cũng phải làm thủ tục báo giảm lao động cho cơ quan nhà nước.

Ngược lại, tổng số ngày người lao động nghỉ và không hưởng lương của tháng đó dưới 14 ngày thì người lao động vẫn phải tham gia bảo hiểm. Đơn vị sử dụng lao động cũng không cần làm thêm thủ tục nào khác.

3. Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) có quyền không cho phép người lao động nghỉ không hưởng lương không?

Căn cứ quy định Điều 116, Bộ Luật Lao động (như đã nêu ở phần 1), khi người lao động có người thân kết hôn hoặc mất; và đã thông báo với người sử dụng lao động; nhưng người sử dụng lao động không chấp thuận nghĩa là không làm đúng quy định của pháp luật.

Với hành vi vi phạm này, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (quy định tại Khoản 11, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

Chỉ trong trường hợp, người lao động tự đề xuất nghỉ việc và không hưởng lương với bên sử dụng lao động thì bên sử dụng có quyền xem xét chấp thuận hay không chấp thuận. Trong trường hợp, người sử dụng lao động không chấp thuận thì cũng không vi phạm pháp luật.

Trên đây là 3 câu hỏi mà người lao động cũng như người sử dụng lao động hay thắc mắc nhất về vấn đề nghỉ không lương. Nếu các bạn còn những khúc mắc nào cần giải đáp thì hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Xem thêm:

Kế toán cần lưu ý đối tượng thuộc người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Quy định về các khoản chi phí được tính vào chi phúc lợi cho nhân viên

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng