Kinh nghiệm Những điều kế toán nên biết về Doanh nghiệp xây lắp

Những điều kế toán nên biết về Doanh nghiệp xây lắp

4848
kế toán doanh nghiệp xây lắp

Với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp xây lắp xây dựng cũng ngày càng phát triển hơn. Vậy làm kế toán cho doanh nghiệp xây lắp phải chú ý những điểm gì, đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này như thế nào? Ketoan.vn sẽ giúp bạn nắm được qua bài viết dưới đây.

Những điều kế toán nên biết về Doanh nghiệp xây lắp

1. Doanh nghiệp xây lắp là gì?

Doanh nghiệp xây lắp là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho nhà nước. Doanh nghiệp xây lắp còn có tên gọi khác là nhà thầu.

Sản xuất hay xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo hoặc hiện đại hóa các công trình xây dựng thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, như: công trình giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp, công trình quốc phòng, an ninh và công trình dân dụng khác.

Đây là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của mọi ngành trong nền kinh tế.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp kế toán cần lưu ý

Đối với doanh nghiệp xây lắp, kế toán xây dựng xây lắp phải đảm bảo việc ghi chép đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động xây lắp nhằm ghi nhận doanh thu, chi phí theo hợp đồng xây dựng nhằm ghi nhận doanh thu và chi phí theo hợp đồng, từ đó xác định lợi nhuận kế toán của hoạt động xây lắp.

Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin cho người quản trị để đưa ra các quyết định xử lý và đầu tư.

Một số đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp cần lưu ý như sau:

  • Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ.

Mỗi đối tượng xây lắp là những công trình, hạng mục công trình đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng công trình thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt.

Do tính chất riêng lẻ, đơn chiếc nên chi phí bỏ ra để thi công các công trình xây dựng rất lớn là  và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp.

Chính vì đặc điểm này nên kế toán xây dựng xây lắp phải tính đến việc theo dõi, ghi nhận chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt (theo từng công trình, từng hạng mục công trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu trên cùng một địa điểm nhất định.

Nếu nắm được đặc điểm này, kế toán sẽ dễ dàng trong việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác hơn.

  • Đối tượng xây lắp thường có khối lượng và giá trị lớn, thời gian thi công dài

Một đặc điểm của hoạt động xây lắp đó là thời gian thi công không xác định hàng tháng như các loại hình doanh nghiệp khác mà được xác định tùy vào đặc điểm của từng công trình.

Điều này được thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng.

Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản trị kịp thời và chặt chẽ chi phí, phản ánh được tình hình quản lý và thi công trong những thời kỳ nhất định, tránh tình trạng căng thẳng vốn cho nhà thầu.

  • Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường trực tiếp nên thi công xây lắp mang tính thời vụ.
  • Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động, sản phẩm mang tính chất cố định gắn với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành nghề khác.

Hoạt động xây lắp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là tiền đề tạo nên vật chất để phát triển các hoạt động. Vì vậy hiểu được đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới công tác kế toán như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về doanh nghiệp xây lắp.

Xem thêm bài viết tại

Công việc hàng ngày của kế toán xây dựng cơ bản là gì?

Hướng dẫn xử lý các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

Những điều nên biết về thủ tục thanh lý hợp đồng trong công ty xây dựng