Kế Toán Tổng Hợp Kế toán xây dựng Những điều nên biết về thủ tục thanh lý hợp đồng trong...

Những điều nên biết về thủ tục thanh lý hợp đồng trong công ty xây dựng

1573
thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng

Đối với các doanh nghiệp xây dựng, khi nào thực hiện thanh lý hợp đồng xây dựng và quy trình, thủ tục thanh lý gồm những bước như thế nào. Ketoan.vn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về thủ tục thanh lý hợp đồng trong công ty xây dựng.

thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng

1. Căn cứ pháp lý về thủ tục thanh lý hợp đồng trong công ty xây dựng

Chúng ta có thể tìm hiểu về thủ tục thanh lý hợp đồng qua những điều luật sau:

  • Điều 424 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 về nội dung quy định chi tiết về việc chấm dứt các loại hợp đồng dân sự.
  • Điều 422 Bộ Luật dân sự số 91/2015,QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ Luật dân sự 2005.

Nội dung pháp lý về thủ tục thanh lý hợp đồng trong công ty xây dựng như sau:

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng xây dựng đã lập và được hoàn thành 

2. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên 

3.Trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng đã chấm dứt mà nội dung về hợp đồng đó phải do chính cá nhân đó thực hiện. 

4. Hợp đồng đã bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt các điều lệ trong hợp đồng.

5. Hợp đồng không thể thực hiện  vì đối tượng thực hiện của hợp đồng không còn giá trị 

6. Những hợp đồng kinh tế đã chấm dứt theo quy định tại điều số 420 của bộ luật này. 

7. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật…”

Căn cứ vào Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng áp dụng với thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng.

Điều 22. Thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng

a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký có hiệu lực 

b) Hợp đồng xây dựng đã bị hủy bỏ theo quy định.

Thời gian thanh lý hợp đồng thực hiện trong bốn mươi năm ngày (45 ngày) kể từ khi thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng đã ký chấm dứt hoặc hủy bỏ trường hợp có phát sinh thêm thì thời hạn không được nhiều hơn 90 ngày”.

Như vậy, thủ tục thanh lý và hủy hợp đồng sẽ được thực hiện khi hợp đồng đã chấm dứt, khi các bên có liên quan đã thực hiện hết những nội dung liên quan thỏa thuận trong hợp đồng.

Trường hợp doanh nghiệp lập biên bản thanh lý hợp đồng cần xác định lại một lần nữa những bên có liên quan.

Trước khi lập biên bản thanh lý hợp đồng, hai bên cần xác nhận lại lần cuối giá trị hợp đồng đã chấm dứt xong chưa. Nếu hợp đồng đã thực hiện xong mà chưa thanh lý được trước thời hạn thì phải tìm ra được những bên thanh lý hợp đồng.

Dựa theo những yêu cầu trên, biên bản thanh lý hợp đồng cũng là căn cứ để xác định những sai phạm có phát sinh không mong muốn.

Nhiều trường hợp, hợp đồng thanh lý trước thời hạn tranh chấp mà một bên cần ký kết hợp đồng với một chủ thể khác trong khi bên khác cố gắng ký hợp đồng trước khi thanh lý thực hiện cùng trong công việc tại hợp đồng đang được thanh lý. Nếu việc thanh lý hợp đồng gặp khó khăn thì các bên liên quan sẽ tiến hành thỏa thuận việc thanh lý hợp đồng còn những vấn đề liên quan chưa được thỏa thuận sẽ được ghi chép lại để tiến hành thỏa thuận khi có yêu cầu tham gia thẩm định từ bên giải quyết thứ ba (chỉ áp dụng khi các bên có thiện chí muốn tham gia).

2. Những điều cần biết về thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng

Trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng xây dựng theo công trình mà hai bên đã thực hiện đã được ghi trong điều khoản của hợp đồng, sau khi hoàn thành phải thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ thì hợp đồng xây dựng của hai bên sẽ được tiến hành thanh lý theo những nguyên tắc phát sinh sau khi hai bên đã đồng ý ký tên.

Nội dung thanh lý hợp đồng trên hóa đơn gồm các mục sau:

  • Các loại biên bản hợp đồng phải được thanh lý và lập tại thời điểm doanh nghiệp đã hết hiệu lực. Thư biên bản thanh lý hợp đồng là một trong những văn bản đã được lập trong thời điểm trên hết hiệu lực hoặc khi hoàn thành hợp đồng. Theo đó, cả hai bên cùng xác định các bên đã hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng hay chưa. Thanh lý hợp đồng đồng nghĩa với việc mọi thủ tục thanh toán, giao hàng đã hoàn tất. Như vậy, lập biên bản thanh lý hợp đồng là khâu cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản.
  • Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về những trường hợp xuất nhập hóa đơn thì thời hạn lập hóa đơn sẽ dựa vào biên bản bàn giao và nghiệm thu hoàn thành để đưa vào sử dụng, quyết toán giá trị công trình tại thời điểm thanh lý hợp đồng đó.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.

Mời các bạn theo dõi thêm bài viết tại:

Hợp đồng thử việc có cần phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán hạch toán thế nào?

Quy định về màu mực, chữ ký trên hoá đơn, chứng từ, hợp đồng