Kế Toán Tổng Hợp Kế toán xây dựng Hướng dẫn xử lý các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm,...

Hướng dẫn xử lý các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

1583
dự phòng bảo hành

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng có lẽ vẫn là khái niệm còn lạ lẫm với nhiều kế toán, đặc biệt kế toán mới vào nghề. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kế toán dự phòng cách xử lý các khoản dự phòng bảo hành hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm…

Hiểu đơn giản, dự phòng bảo hành hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, công trình xây dựng là dự phòng chi phí cho hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán cho khách hàng nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ sửa chữa, bảo hành, hoàn thiện hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

1. Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

nguyên tắc lập dự phòng

– Các khoản dự phòng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau.

Các khoản này đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

– Thời điểm trích lập dự phòng bảo hành hàng hóa, dịch vụ, công trình cũng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

– Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hoá, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.

– Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

2. Đối tượng lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng  hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

Đối tượng của lập dự phòng bảo hành là hàng hóa, dịch vụ, mặt hàng, công trình xây dựng đã bán, cung cấp, bàn giao cho khách hàng nhưng vẫn còn trong thời hạn được bảo hành. Doanh nghiệp bán có nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện, bảo hàng, sửa chữa, khắc phục hàng hóa, dịch vụ, công trình theo như hợp đồng và cam kết ban đầu.

3. Mức trích lập dự phòng bảo hành hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

– Từ giá trị các hàng hóa, dịch vụ, công trình, doanh nghiêp dự kiến mức tổn thất và trích lập dự phòng bảo hành cho các mặt hàng đã cung cấp cho khách hàng trong năm. Đến thời điểm bảo hành thì thực hiện bảo hành, sửa chữa theo cam kết.

– Mức trích lập dự phòng bảo hành hàng hóa, dịch vụ, công trình  sẽ do doanh nghiệp tự tính toán nhưng tối đa không quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ trong năm đối với các hàng hóa, dịch vụ; không quá 5% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng.

4. Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết

xử lý dự phòng bảo hành

Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán:

– Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng.

– Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

5. Cách xử lý khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng

Tùy từng trường hợp, doanh nghiệp xử lý các khoản dự phòng như sau:

– Số thực chi bảo hành lớn hơn (>) số trích lập dự phòng => Phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng.

– Số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng (=) số dư của khoản dự phòng => Không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành.

– Số dự phòng bảo hành phải trích lập lớn hơn (>) số dư của khoản dự phòng bảo hành => Trích thêm phần chênh lệch này vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp.

– Số dự phòng bảo hành phải trích lập nhỏ hơn (<) số dư của khoản dự phòng bảo hành => Hoàn nhập phần chênh lệch (ghi giảm chi phí bán hàng đối với sản phẩm, hàng hóa hoặc hạch toán vào thu nhập khác đối với công trình xây lắp). Việc hoàn nhập cũng áp dụng đối với số dư còn lại trong trường hợp hết thời gian bảo hành mà không chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập.

Khi hết thời gian bảo hành, doanh nghiệp không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập thì số dư còn lại được hoàn nhập theo nguyên tắc trên.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về cách lập trích và xử lý khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng. Nếu bạn còn thắc mắc và muốn biết thêm thông tin hãy liên hẹ với chúng tôi để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán vốn bằng tiền, kế toán các khoản đầu tư, các khoản phải thu như: Tự động hạch toán các chứng từ thu, chi tiền theo từng loại tiền (nội tệ, ngoại tệ) giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu; Dự báo dòng tiền thu, chi trong tương lai giúp doanh nghiệp tối ưu vòng quay vốn. Anh chị tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SMET.NET tại đây

Xem thêm:

Nguyên tắc kế toán cơ bản trong định khoản kế toán

Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán xử lý hàng hoá vật tư đi vay, mượn

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí thế nào?