Kinh nghiệm Cách hạch toán tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy...

Cách hạch toán tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy thi công theo Thông tư mới nhất

2191
hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Đối với các doanh nghiệp xây lắp, xây dựng, chi phí sử dụng máy thi công là một loại chi phí đặc thù. Vậy cách hạch toán chi phí thi công như thế nào, nguyên tắc hạch toán ra sao. Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán Chi phí sử dụng máy thi công – Tài khoản 623 theo Thông tư 200 qua bài viết dưới đây.

hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

  • Tài khoản này được dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
  • Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì kế toán không sử dụng tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công để hạch toán mà sẽ hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các tài khoản 621, 622, 627.
  • Không hạch toán vào tài khoản 623 các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công. Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành công trình xây lắp mà được kết chuyển vào TK 632.

2. Kết cấu tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Bên Nợ

Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công như:

  • Chi phí vật liệu cho máy hoạt động
  • Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy
  • Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công
  • Chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công

Bên Có

  • Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công vào Bên Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt định mức được kết chuyển vào tài khoản 632.

Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 623 có 6 tài khoản cấp 2, như sau:

  • TK 6321 – Chi phí nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công như: vận chuyển, cung cấp nguyên, nhiên liệu, vật liệu… cho xe, máy thi công. Tài khoản này không phản ánh khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành được tính trên lương của công nhân sử dụng xe, máy thi công. Các khoản này kế toán phải phản ánh vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
  • TK 6232 – Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công.
  • TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Dùng để phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến tới hoạt động của xe, máy thi công.
  • TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh chi phí khấu hao xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình
  • TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, tiền mua bảo hiểm xe, chi phí điện, nước thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ…
  • TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác: Dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công.

3. Hạch toán TK 623 theo Thông tư 200

Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công, tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp.

Nếu doanh nghiệp tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức kế toán riêng thì quy trình hạch toán như sau:

  •  Hạch toán các chi phí liên quan đến hoạt động của đội xe, máy thi công:

Nợ TK 621, 622, 627…

Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 214,…

  • Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận, ghi

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

  • Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụ trong nội bộ).

Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội xe, máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội xe, máy thi công riêng nhưng không thực hiện kế toán riêng thì hạch toán như sau:

  • Căn cứ vào số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, hạch toán:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231 – Chi phí nhân công)

Có TK 334 – Phải trả người lao động.

  • Xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi nhận:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232 – Chi phí vật liệu)

Có các TK 152, 153.

  • Nếu mua vật liệu, công cụ sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, hạch toán:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 331, 111, 112,…

  • Trích khấu hao xe, máy thi công sử dụng hạch toán:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234 – Chi phí khấu hao máy thi công)

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.

  • Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…), hạch toán:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6237)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

  • Chi phí bằng tiền khác phát sinh, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,…

  • Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng xe, máy (chi phí thực tế ca xe, máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (khoản mục chi phí sử dụng máy thi công)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí vượt định mức)

Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.

Xem thêm bài viết tại:

Cách hạch toán chi phí sản xuất theo thông tư 200

Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí đúng cách