Kinh nghiệm Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế...

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí đúng cách

867
hạch toán chi phí
Mục lục Hiển thị

Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các khoản chi phí dùng để cung ứng cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất, chi phí thuê nhân công, bảo hiểm,… Hạch toán chi phí sản xuất nhằm phân bổ, phân tích các loại chi phí, từ đó kiểm soát được chi phí, xác định giá thành sản phẩm. Vậy hạch toán chi phí sản xuất thế nào đúng cách và phân loại kế toán chi phí ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây:

1. Cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh

Hạch toán chi phí sản xuất đúng cách để xác định giá thành của sẩn phẩm chuẩn nhất. Chi phí sản xuất càng thấp, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được càng cao.

Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

hạch toán chi phí sản xuất

Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên.

Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công  đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác.

Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:

Nợ TK 142 – Chi phí trả trước

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).

Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 111, 112, 331.

hạch toán chi phí sản xuất

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Nợ TK 627 – Chi phí SX chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản chi phí SXKD dở dang  để  tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí NC trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

Trường hợp sản phẩm hoàn thành không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

2. Phân loại kế toán chi phí

Có nhiều cách phân loại chi phí, mỗi cách mang một đặc trưng, hiệu quả riêng:

chi phí sản xuất

Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế

  • Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: chi phí cho nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng liên quan phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí công nhân: chi phí trả lương cho công nhân, phụ cấp, tiền bảo hiểm, các hoạt động của công nhân viên.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: chi trả cho khấu hao máy móc, phương tiện, dụng cụ sản xuất.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: như tiền điện, nước,…
  • Chi phí khác: các chi phí phát sinh khác trong quá trình sản xuất nằm ngoài 4 chi phí trên.

Phân loại chi phí theo cách này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Phân loại theo đối tượng chịu chi phí

  • Chi phí trực tiếp: khoản chi phí cho những đối tượng có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm trong một hoạt động kinh doanh cụ thể.
  • Chi phí gián tiếp: khoản chi phí cho những đối tượng liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động kinh doanh.

Cách phân loại này giúp xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được chính xác.

Phân loại theo công dụng kinh tế

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: chi phí cho nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí nhân công trực tiếpchi phí để trả lương, phụ cấp, tiền ăn, bảo hiểm cho công nhân viên.
  • Chi phí sản xuất chung: chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nằm ngoài hai khoản mục trên.

chi phí sản xuất

Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản xuất sản phẩm

  • Chi phí biến đổi: Chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất.
  • Chi phí cố định: Chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định.

Phân loại theo nội dung cấu thành chi phí

  • Chi phí đơn nhất: Chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành.
  • Chi phí tổng hợp: Chi phí chi trả cho nhiều yếu tố khác nhau nhưng có cùng một công dụng.

Đánh giá đúng về chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả để hạch toán chuẩn xác. Tuy nhiên, xác định giá thành sản phẩm không chỉ dựa trên chi phí sản xuất mà còn cần quan tâm đến khoản chi phí liên quan khác. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn kế toán hạch toán chi phí sản xuất đúng cách đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Các nguyên tắc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành như thế nào