Nổi bật 2 Tải về Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH: Luật quản lý thuế

Tải về Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH: Luật quản lý thuế

464

Ketoan.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu những quy định về luật quản lý thuế trong Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH và mời các bạn tải về trong bài viết dưới đây nhé.

The coins are arranged together with the sun shining. Premium Photo

1. Nội dung quản lý thuế

  • Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
  • Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
  • Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,2 tiền phạt.
  • Quản lý thông tin về người nộp thuế.
  • Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
  • Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
  • Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

2. Nguyên tắc quản lý thuế

  • Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
  • Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
  • Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế;
  • Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
  • Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Nguyên tắc khai thuế và tính thuế

  • Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp. Trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  • Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

4. Nguyên tắc ấn định thuế

  • Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế.
  • Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.

5. Các trường hợp thuộc diện hoàn thuế

Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với các trường hợp sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng;
  • Tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Cá nhân thuộc diện được hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Tổ chức, cá nhân nộp các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế phải nộp.

Các bạn có thể tải về văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH TẠI ĐÂY.

Xem thêm

Mời bạn đọc tải về mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Mời bạn đọc tải về mẫu bảng chấm công theo tháng đầy đủ nhất

Tải về mẫu cam kết địa chỉ kinh doanh trong công ty cổ phần

Mời bạn đọc tải về bộ hồ sơ tăng TSCĐ từ đầu tư xây dựng cơ bản

Mời bạn đọc tải về mẫu đơn đề nghị sử dụng hóa đơn tự đặt in