Nổi bật 2 Tiền phụ cấp điện thoại có phải chịu thuế TNCN không?

Tiền phụ cấp điện thoại có phải chịu thuế TNCN không?

1678
Tiền phụ cấp điện thoại có phải vào tính thuế TNCN không?

Nhiều doanh nghiệp có những khoản phụ cấp tiền xăng, phụ cấp điện thoại theo lương cho nhân viên. Điều băn khoăn của không ít các kế toán Thuế là xử lý như thế nào đối với các khoản phụ cấp này. Và tiền phụ cấp điện thoại có phải chịu thuế TNCN không?

Old red vintage phone ringing Premium Vector

1. Theo tiết đ.4 điểm 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Hướng dẫn về các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội. Mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện. Mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài. Mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.”

2. Theo công văn 1166 /TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục thuế:

“- Về khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân. Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng. Và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

– Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định. Thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”

3. Theo Công văn 69792/CT-TTHT ngày 10/11/2016 của Cục thuế TP Hà Nội gửi Cổng thông tin điện tử – Bộ Tài chính, quy định cụ thể như sau:

“Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Độc giả theo nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty của Độc giả có khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại,… cho người lao động phù hợp với mức khoán chi quy định tại quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì Công ty được tính khoản chi này vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Người lao động nhận khoản chi trong mức khoán của Công ty thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp Công ty chi cho người lao động cao hơn mức khoán chi. Thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.”

Như vậy

Căn cứ các quy định trên. Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong số các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Xem thêm

Các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

Các khoản phụ cấp được miễn thuế TNCN

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên?

Phụ cấp lương là gì? Có các loại phụ cấp lương nào?

11 Khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế thu nhập cá nhân