Tin Tức 2 Các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

Các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

44
Các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

Để thu hút người lao động làm việc, ngoài chế độ lương cơ bản phù hợp thì còn có các loại phụ cấp trong doanh nghiệp nhằm mục đích hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi làm việc. Vậy các khoản phụ cấp gồm những loại nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

Những quy định của Nhà Nước về các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật lao động, Nhà Nước quy định có các loại phụ cấp trong doanh nghiệp, nhà máy, công ty, xí nghiệp dành cho người lao động sau đây:

  • Chế độ phụ cấp trách nhiệm

Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng với chức danh quản lý trở lên như trưởng nhóm, trưởng bộ phận, trưởng ca, trưởng kíp, hoặc những chức danh tương tự khác.

Tùy vào mức độ trách nhiệm của công việc mà mức phụ cấp cũng khác nhau. Tuy nhiên, phụ cấp trách nhiệm cao nhất không quá 10% so với lương chính của vị trí công việc đó.

  • Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Chế độ này được áp dụng với những người làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm. Mức độ hưởng chế độ này phụ thuộc vào mức độ, tính chất nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc của công việc. Nhưng giới hạn của nó là thấp nhất 5% cao nhất 15% so với lương cơ bản của công việc đó.

  • Chế độ phụ cấp chức vụ

Phụ cấp chức vụ thường được áp dụng với những người có chức danh quản lý, trưởng ban, phó ban trở lên. Mức phụ cấp lương trong doanh nghiệp không vượt quá 15% so với lương chính thức.

  • Chế độ phụ cấp khu vực

Được Nhà Nước quy định rõ ràng những khu vực được hưởng phụ cấp theo thông tư liên tịch số 11/2005/TTLB-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT. Bạn có thể tham khảo chi tiết trong thông tư này.

  • Chế độ phụ cấp lưu động

Là chế độ phụ cấp áp dụng cho những người có tính chất công việc phải di chuyển, thay đổi địa điểm làm việc liên tục như người lao động thuộc lĩnh vực thi công, công trình xây dựng; sửa chữa, trùng tu hệ thống đường bộ, đường sắt; hay những công việc liên quan đến thủy điện, mạng lưới điện và một số ngành nghề khác.

Mức phụ cấp tối đa cho chế độ này không vượt quá 10% so với mức lương chính của công việc đó.

Chế độ phụ cấp thu hút

Phụ cấp thu hút thường được áp dụng ở những vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo; nơi mà điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn.

Mức phụ cấp thu hút cao nhất không vượt quá 35% so với mức lương chính của công việc này.

Trên đây là các loại phụ cấp trong doanh nghiệp sẽ được áp dụng để đảm bảo quyền lợi làm việc và hỗ trợ thêm cho người lao động để họ gắn bó và làm việc hết mình cho người sử dụng lao động.

Cách tính các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

Trong các loại phụ cấp trách nhiệm trong doanh nghiệp được nêu trên thì chỉ có phụ cấp trách nhiệm là phụ thuộc vào thỏa thuận của doanh nghiệp và người lao động, còn những loại phụ cấp khác được Nhà Nước quy định tương đối rõ ràng ở các văn bản.

Phụ cấp trách nhiệm hiện nay có 4 mức: 0.1, 0.2, 0.3, 0.5 so với mức lương chính. Để đưa ra được mức phụ cấp trách nhiệm phù hợp, nó phụ thuộc vào chức danh và trách nhiệm trong công việc mà người đó đảm nhận.

Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay thì chỉ áp dụng mức phụ cấp trách nhiệm 0.1 dành cho các cấp bậc thông thường: tổ trưởng, nhóm trưởng, trưởng bộ phận, phó trưởng bộ phận. Những người có trách nhiệm quản lý thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các loại phúc lợi trong doanh nghiệp.

Còn trường hợp hưởng phụ cấp trách nhiệm 0.5, 0.3, 0.2 thuộc quản lý cấp cao làm việc trong các cơ quan thuộc quyền quản lý của Nhà Nước như Huấn luyện viên trưởng cấp quốc gia, lái xe phục vụ bộ trưởng, thứ trưởng và thủ tướng chính phủ,…

Cách giải quyết những tranh chấp về các loại phụ cấp trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp với số lượng lớn người lao động thì không thể tránh khỏi những tranh chấp về quyền lợi, sự không hài lòng của người lao động đối với chế độ của doanh nghiệp.

Hiện thực thì không phải bất kì một doanh nghiệp nào cũng thực hiện đầy đủ phụ cấp trong doanh nghiệp mà Nhà nước quy định. Do đó, việc tranh chấp, kiện tụng là điều dễ hiểu.

Vậy để giải quyết những tranh chấp về chế độ phụ cấp cũng như phúc lợi giữa doanh nghiệp và người lao động thì người quản lý nhân sự cần làm những gì?

Trước tiên, người quản lý nhân sự cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện bước hòa giải với người lao động bằng cách lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của họ, giải quyết những thắc mắc, đảm bảo đúng quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường rất chú ý đến chế độ phụ cấp, trợ cấp cho người lao động để đảm bảo cuộc sống cho họ. Ngoài ra, với những doanh nghiệp có lợi nhuận cao, họ cũng tăng thêm những phúc lợi cho người lao động nhằm khuyến khích, động viên họ phát huy tối đa năng lực bản thân giúp công ty ngày càng phát triển.