Kinh nghiệm Nghỉ việc để dưỡng thai có được hưởng Chế độ thai sản...

Nghỉ việc để dưỡng thai có được hưởng Chế độ thai sản không?

299
Nhiều lao động nữ được bác sĩ chỉ định nghỉ việc để dưỡng thai. Vậy trong cả quá trình nghỉ đó, người lao động có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Nhiều lao động nữ được bác sĩ chỉ định nghỉ việc để dưỡng thai. Vậy trong cả quá trình nghỉ đó, người lao động có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Chế độ thai sản: Nghỉ việc dưỡng thai có được hưởng hay không?

Có được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc dưỡng thai?

Những trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản, quy định trong Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:

  • Người lao động nữ khi mang thai
  • Người lao động nữ khi sinh con
  • Người lao động nữ khi mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động khi nhận nuôi con ở độ tuổi dưới 6 tháng.
  • Lao động nữ trong quá trình đặt vòng tránh thai hoặc đang thực hiện những biện pháp triệt sản
  • Người lao động nam đang phải đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con

Đối với những trường hợp lao động nữ đang trong thời gian mang thai, Luật này chỉ ghi nhận duy nhất 2 trường hợp được hưởng chế độ thai sản như sau:

  • Hưởng chế độ khi người lao động đi khám thai. Trong suốt thời gian người lao động mang thai, lao động nữ sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần. Quy định mỗi lần đi khám thai của người lao động trong vòng 1 ngày. Đối với những trường hợp người lao động ở xa so với cơ sở khám chữa bệnh, hay mang thai có bệnh lý, mang thai không bình thường. Những trường hợp này người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày trong mỗi lần đi khám thai.
  • Hưởng chế độ cho người lao động khi sảy thai hoặc nạo, hút thai. Những trường hợp thai chết lưu hoặc phải phá thai bệnh lý.

Tóm lại, trong trường hợp người lao động thai yếu và bắt buộc phải nghỉ việc để dưỡng thai không được hưởng trợ cấp. Vì trường hợp này không nằm trong những trường hợp được hưởng chế độ thai sản.

Chế độ thai sản: Nghỉ việc dưỡng thai có được hưởng hay không?

Nghỉ dưỡng thai, lao động nữ được hưởng những quyền lợi gì?

Trong quá trình nghỉ dưỡng thai, tuy người lao động không được hưởng chế độ thai sản, nhưng sẽ được hưởng những chế độ như sau:

Lao động nữ được hưởng chế độ ốm đau

Trong Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn nhưng không phải do tai nạn lao động, phải nghỉ việc. Nếu như người lao động này có giấy xác nhận của cơ sở có thẩm quyền sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Trừ những trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do cố tình tự hủy hoại sức khỏe. Hoặc bị ốm đau vì những yếu tố như sử dụng rượu bia, chất ma túy, chất kích thích.

Những đối tượng người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Số ngày nghỉ của người lao động được quy định cụ thể như sau:

  • Được nghỉ 20 ngày nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm
  • Được nghỉ 40 ngày nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm đến dưới 30 năm
  • Được nghỉ 60 ngày nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 30 năm trở lên.

Mức hưởng của người lao động được tính theo tháng. Cụ thể bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Người lao động khi nằm trong danh mục mắc những bệnh cần phải chữa trị dài ngày. Đối tượng này được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả những ngày nghỉ lễ, tết.

Được hưởng chế độ thai sản khi sinh con với điều kiện đơn giản hơn

Những NLĐ khi sinh con, trước đó đã có thời gian đóng BHXH đủ từ 12 tháng trở lên. Trong quá trình mang thai, lao động nữ cần phải nghỉ việc để dưỡng thai dựa trên chỉ định của bác sĩ. Vậy trong trường hợp này, lao động nữ cần phải đóng BHXH đủ từ 3 tháng trở lên trong vòng thời gian 12 tháng trước thời gian sinh con.

Như vậy, thay vì người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng, giờ chỉ cần đóng 3 tháng. Chỉ cần đóng với mức thời gian đó, NLĐ đã được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động

Trong Điều 156 của Bộ Luật lao động 2012 và Điều 138 Bộ Luật lao động đã quy định.NLĐ mang thai, khi có xác nhận của bác sĩ về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hoặc người lao động có thể tạm hoãn hợp đồng lao động để dưỡng thai.

Xem thêm: 

Có thai khi thử việc có bị đuổi việc hay không?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?

Những trường hợp người lao động có thể bị sa thải từ năm 2021

Tạm hoãn hợp đồng có được hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản khi cả 2 vợ chồng đều đóng bảo hiểm xã hội