Quy định Bảo Hiểm Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra bảo hiểm...

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?

1318

Ở trong các doanh nghiệp thường sẽ có những trường hợp nghỉ thai sản và đồng thời được hưởng chế độ thai sản. Và thường với những trường hợp như vậy, bên cơ quan Bảo hiểm sẽ có những quyết định về việc thanh tra bảo hiểm thai sản và xác minh lại. Việc xác minh lại nhằm mục đích để tránh việc trục lợi từ một số bộ phận cá nhân.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?

Doanh nghiệp bị thanh tra bảo hiểm thai sản ở trong những trường hợp nào?

Đối với những lao động nữ, khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Dựa theo quy định trong khoản 2, khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH. Cụ thể như sau:

Trước khoản thời gian 12 tháng lao động nữ sinh con. Người lao động cần phải đóng đủ 6 tháng tiền BHXH. Hoặc đối với những trường hợp mà người lao động nữ đã có thời hạn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.

Trong quá trình người này mang thai, cần phải nghỉ xin nghỉ việc để phục vụ cho việc dưỡng theo theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy trường hợp này cầ phải có thời gian đóng BHXH đủ từ 3 tháng trở lên. Yêu cầu phải đóng trong khoảng thời gian trong vòng 12 tháng trước khi nghỉ sinh con.

Thực trạng vấn đề bảo hiểm thai sản hiện nay

Nhưng trong thực tế có thể thấy rằng, không ít những trường hợp người lao động gửi đóng BHXH hoặc cố nâng cao mức đóng BHXH để có thể được hưởng chế độ thai sản tốt hơn. Cũng có những trường hợp các công ty ký hợp đồng với người lao động đang trong tình trạng mang thai. Nhưng lại không làm việc để được hưởng chế độ thai sản.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?

Tình trạng này đang xảy ra rất nhiều tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Để có thể ngăn chặn được tình trạng trên, BHXH đã chính thức ban hành Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012. Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013. Công văn số 1973/BHXH-CSXH ngày 27/5/2013. Để các tỉnh, các địa phương tiến hành rà soát kĩ hơn về những trường hợp chỉ có khoảng thời gian từ 6 cho đến 8 tháng tham gia BHXH mà sinh con.

Như vậy có thể thấy rằng, những trường hợp mà lao động nữ sinh con nhưng trước đó chỉ có khoảng thời gian từ 6 cho đến 8 tháng để đóng BHXH. Hoặc trong các doanh nghiệp báo tăng, giảm mức lao động không được bình thường. Theo đóm kh mà doanh nghiệp nộp hồ sơ đến các cơ quan bảo hiểm xã hội thường sẽ bị các thanh tra bảo hiểm thai san. Vì trước đó bên cơ quan Bảo hiểm xã hội đã nghi ngờ doanh nghiệp có những hành vi trục lợi.

Khi thanh tra đến, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những gì?

Khi có thanh tra bảo hiểm thai sản đến rà soát trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị toàn bộ những hồ sơ có liên quan. Để thể hiện rằng người lao động đó thực sự làm việc tại đây. Không bị lệch so với những dữ liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp với bên cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, khi có thanh tra bảo hiểm thai sản đến doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài liệu trong hồ sơ như sau:

  • Hợp đồng lao động
  • Hồ sơ cá nhân của những lao động làm việc trong công ty. Bao gồm những loại hồ sơ như là sơ yếu lí lịch, đơn xin việc sử dụng bằng văn bản. Và các loại chứng chỉ có liên quan đến người lao động.
  • Bảng thanh toán tiền lương và bảng chấm công của người lao động
  • Bảng quyết toán thuế thu nhập cá nhân và bảng quyết toán thuế thu nhập danh nghiệp của công ty
  • Toàn bộ hệ thống bảng thanh lương và bảng lương

Trường hợp người lao động không tham gia đóng BHXH

Đối với trường hợp mà người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, doanh nghiệp lại cần phải thực hiện hồ sơ để chứng minh cho NLĐ. Rằng người lao động này không thuộc vào trong đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Hồ sơ bao gồm những tài liệu như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội hoặc sổ bảo hiểm y tế. Sử dụng sổ này để chứng minh rằng người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở đơn vị kháv
  • Đới với những người lao động đang trong thời gian nghỉ hưu hoặc đang được trợ cấp mất sức. Cần phải có quyết định nghỉ hưu hoặc sổ hưu cho người lao động.
  • Những người lao động đang nghỉ để hưởng chế độ ốm đau hoặc chế độ thai sản.

Xem thêm: 

Có được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội?

Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục

Tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ – BNN thay đổi từ ngày 15/7/2020

Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?