Nổi bật 2 Những khoản chi phí bị khống chế mức trần khi tính thuế...

Những khoản chi phí bị khống chế mức trần khi tính thuế TNDN

666
Những khoản chi phí bị khống chế mức trần khi tính thuế TNDN

Không phải các loại chi phí cứ có đầy đủ hóa đơn chứng từ là được tính chi phí thuế TNDN. Có một số khoản chi phí mà kế toán cần hết sức lưu ý khi quyết toán thuế để tránh việc bị loại các phần vượt định mức khi cơ quan thuế có lệnh kiểm tra doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ chia sẻ với các bạn các khoản chi phí bị khống chế mức trần khi tính thuế TNDN.

Business people and bankers with money illustration Free Vector

1. Tiền ăn trưa được miễn thuế TNCN:

Phụ cấp ăn ca đang được doanh nghiệp áp dụng dưới hai hình thức:

  • Doanh nghiệp tổ chức nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
  • Phụ cấp ăn ca bằng tiền.

Theo khoản 4, Điều 22, mục 6, Thông tư 26/2016/TT–BLĐTBXH thì:
“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng”

  • Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp.
  • Trường hợp mức chi cao hơn thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

2. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế:

Khoản 3 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

Tổng tỷ lệ đóng BHXH mới nhất năm 2020 là 32%, trong đó BHXH là 25,5% và BHYT là 4,5%. Như vậy, chiếu theo mức lương cơ sở là 1.600.000đ/tháng. Mức trần đóng BHXH là 8.160.000đ/tháng và BHYT là 1.440.000đ/tháng.

3. Bảo hiểm thất nghiệp:

Tỷ lệ đóng BHTN hiện nay là 2%, trong đó doanh nghiệp 1% và người lao động 1%. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Và mức lương tháng đóng BHTN tối đa là không quá 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Như vậy, nếu tính theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP thì mức trần đóng BHTN tương ứng với các vùng sẽ như sau:

  • Vùng I: 1.768.000 đ/tháng (mức lương tối thiểu 4.420.000đ/tháng * 20 * 2%)
  • Vùng II: 1.568.000 đ/tháng (mức lương tối thiểu 3.920.000đ/tháng * 20 * 2%)
  • Vùng III: 1.372.000 đ/tháng (mức lương tối thiểu 3.430.000đ/tháng * 20 * 2%)
  • Vùng IV: 1.228.000 đ/tháng (mức lương tối thiểu 3.070.000đ/tháng * 20 * 2%)

4. Lãi cho vay:

Khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 cho phép các bên thỏa thuận mức lãi suất vay trong phạm vi không quá 20%/năm. Phần lãi suất vượt mức trần nêu trên mặc nhiên không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 10%/năm tại thời điểm trả nợ.

5. Tổn thất tinh thần:

Theo Bộ luật Dân sự 2015, trong các vụ án hoặc vụ kiện có tổn thất về vật chất, nguyên đơn có thể đòi bồi thường thêm tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường thực tế căn cứ theo thỏa thuận; nhưng nếu không thỏa thuận được thì áp dụng các mức trần dưới đây:

  • Tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: 10 tháng lương cơ sở (LCS)
  • Tổn thất tinh thần do thi thể của thân nhân bị xâm phạm: 30 tháng LCS
  • Tổn thất tinh thần do mồ mả của thân nhân bị xâm phạm: 10 tháng LCS
  • Tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm: 50 tháng LCS
  • Tổn thất tinh thần do mất người thân: 100 tháng LCS
  • Tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: 10 tháng LCS

6. Phạt hợp đồng xây dựng:

Quy định về thưởng, phạt do vi phạm hợp đồng xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, đó là việc thưởng, phạt do vi phạm hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt do vi phạm hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

7. Khoản chi có tính chất phúc lợi:

Theo Thông tư số 25/2018/TT-BTC thì: “Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp”

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia 12 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là: Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

8. Chi cho trang phục:

Theo Khoản 2.7 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì: “Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ

Như vậy:

  • Nếu chi bằng hiện vật sẽ được tính toàn bộ vào chi phí. (Nếu có hóa đơn, chứng từ)
  • Nếu chi bằng tiền thì không vượt quá 05 triệu đồng/người/năm.
  • Nếu chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật: Thì mức chi tối đa đối với phần chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

9. Tiền nhà:

Nếu doanh nghiệp có chi trả thay người lao động các khoản tiền thuê nhà, điện, nước và dịch vụ kèm theo nhà ở (nếu có) thì phải tính và khấu trừ thuế TNCN theo số tiền thực tế chi hộ.

Tuy nhiên, tại Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 thì khoản chi này được khống chế hạn mức tính thuế TNCN tối đa không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có), tức là 15% * tổng thu nhập chịu thuế (không bao gồm tiền nhà, điện nước kèm theo) sẽ không chịu thuế TNCN, phần còn lại sẽ chịu thuế TNCN.

10. Chuyển lỗ:

Theo điều 7 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP:

  • Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
  • Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

11. Thử việc:

Theo Điều 27 Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012: Thời gian thử việc có thể dài hoặc ngắn tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của từng công việc. Tuy nhiên, chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc. Và không được quá hạn mức tối đa dưới đây:

  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

12. Tăng ca:

Theo điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định số giờ làm thêm trong ngày:

  • Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Nếu áp dụng lịch làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.
  • Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần

Trong đó, chỉ những trường hợp đặc biệt dưới đây mới được tổ chức tăng ca từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm:

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
  • Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ mức trần của những khoản chi phí bị khống chế khi tính thuế TNDN. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Chi phí không được trừ, không hợp lệ, hợp lý trong doanh nghiệp

Xác định thuế TNDN có những khoản chi phí hợp lý được trừ nào?

Tải về Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN

Mẹo quyết toán thuế TNDN mà kế toán cần nắm chắc trong lòng bàn tay

Hướng dẫn cách nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN qua mạng