Nổi bật 1 Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng Chế độ...

Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng Chế độ thai sản không?

391

Chế độ thai sản vô cùng quan trọng đối với người lao động, đặc biệt là những lao động nữ. Những lao động khi đã tham gia bảo hiểm xã hội nếu như sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng chế độ hay không?

Chế độ thai sản: Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng hay không?

Khi nào người lao động được hưởng chế độ thai sản?

Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản được quy định ở trong Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể những trường hợp như sau:

  • Lao động nữ đang mang thai
  • Lao động nữ nghỉ sinh con
  • Lao động nữ đang trong tình trạng mang thai hộ và cả người mẹ đang nhờ mang thai hộ
  • Người lao động đang trong tình trạng nhận nuôi con nhỏ có độ tuổi dưới 6 tháng
  • Lao động nữ đang trong tình trạng đặt vòng tránh thai hoặc đang trong quá trình thực hiện biện pháp triệt sản
  • Lao động nam có đóng bảo hiểm xã hội và đang ở trong tình trạng có vợ sinh con.

Lưu ý

Đối với những trường hợp mà lao động nữ sinh con. Hay lao động nữ mang thai hộ và cả người mẹ nhờ mang thai. Người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi bắt buộc đều phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên. Quy định đóng trong thời gian trước 12 tháng trước khi người lao động sinh con.

Còn đối với những trường hợp, chỉ cần tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng.

Sinh con thứ 3 được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Chế độ thai sản: Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng hay không?

  • Lao động nữ khi sinh con sẽ được trợ cấp 1 lần, bằng với 2 lần mức lương cơ sở mà lao động đó nhận được ở trong tháng sinh con. Đã được quy định rõ ràng ở trong Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Trong Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội, khi lao động nữ sinh con và được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Nếu như người lao động sinh đôi trở lên, sẽ được tính từ con thứ hai trở đi của người lao động. Cứ sinh thêm 1 con, người mẹ sẽ được tính nghỉ thêm 1 tháng.
  • Đối với mức hưởng của người lao động khi hưởng thai sản. Mức hưởng sẽ bằng 100% so với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tính của 6 tháng trước khi người lao động nghỉ việc  và hưởng chế độ thai sản.
  • Khi lao động nữ đã nghỉ xong thời gian thai sản. Nếu như ở trong khoảng thời gian 30 ngày đầu tiên đi làm mà thấy sức khỏe chưa phục hồi. Người lao động sẽ được phép nghỉ dưỡng sức từ 5 cho đến 10 ngày để hồi phục sức khỏe.

Quy định về số ngày nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe cho NLĐ

Đối với số ngày mà người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồ sức khỏe là do chính người lao động và cả Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quy định. Đối với những trường hợp đơn vị sử dụng lao động nhưng lại chưa thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp này người lao động sẽ tự quyết định.

Đối với khoảng thời gian người lao động được nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe sẽ được quy định như sau:

  • Nếu người lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên. Thời gian nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe đươc quy định tối đa 10 ngày
  • Đối với những lao động nữ sinh con phải phẫu thuật,. Thời gian nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe quy định đối với người lao động là 7 ngày
  • Khi người lao động nữ sinh con ở trong những trường hợp khác. Thời gian quy định để nghĩ dưỡng và phục hồi sức khỏe là tối đa 5 ngày.

Kết luận

Như vậy, trong tháng đầu tiên sau kì nghỉ dài để sinh con. Nếu người lao động nữ cảm nhận sức khỏe của mình không được ổn, hoàn toàn có thể nghỉ với chế độ ủa mình. Tùy thuộc vào trường hợp sinh nở mà mỗi người sẽ có những ngày nghỉ quy định khác nhau.

Hiện nay, mức hưởng của chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của người lao động nữ sau thai sản một ngày. Mức hưởng này được tính bằng 30% mức lương cơ sở hiện hành. Vậy nên người lao động hoàn toàn có thể tự biết cách tính ra quyền lợi của mình.

Xem thêm: 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?

Chế độ thai sản: Lao động nữ cần nắm được 5 mốc hưởng chế độ này

Tiền thai sản có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Đang mang thai mà nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Chế độ thai sản khi cả 2 vợ chồng đều đóng bảo hiểm xã hộ