Kinh nghiệm Công việc phải làm định kỳ của kế toán tổng hợp trong...

Công việc phải làm định kỳ của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

836
SSUCv3H4sIAAAAAAAEAJ2QSw7CMAxE90jcocq6C0rLR1ylYmFSq1iEBiUuCFW9O/m0ktfsMs8ex+NpuykKdQNPWl2KKaqgyZjRswMmOwS8KxeOHbF1BCbCyOZUUZ6BR48+jliQBsY+9Ga4+Nd/2qyLtZCKwRFKSpWC+fGW2Irm8m9nflzXKNDjoL9pYRHEoUHIQdrcqh4fRveU0d7UoRUaxo6sSPm2Gkw01GLyy5GmoRc2y3d08mLh5PYpwGA5bbIEU104aZRVXVXVYdecD02zPx5PpyaknH+ouQa9ygEAAA==

Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, xử lý, ghi chép thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Nếu bạn chưa hình dung được công việc định kỳ mà một kế toán tổng hợp phải làm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về công việc này nhé.

Nguồn bài viết: Mô tả công việc kế toán tổng hợp cần thực hiện hàng ngày, tháng

Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết cho đến số liệu tổng hợp trên sổ kế toán. Vì vậy, kế toán tổng hợp phải am hiểu sâu sắc hầu hết các nghiệp vụ kế toán. Đặc biệt là kỹ năng đối chiếu, phân tích, tính toán giá thành và các giải pháp kế toán tối ưu. Ngoài ra còn phải biết vận dụng luật (luật về thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm,…).

Kế toán tổng hợp có thể trực tiếp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát hiện sai sót và yêu cầu các kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời và đầy đủ theo quy định.

Công việc hàng ngày phải xử lý:

  • Hướng dẫn nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động và giải đáp thắc mắc.
  • Thu thập, ghi chép, tổng hợp, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán qua các nghiệp vụ phát sinh.
  • Khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn, chứng từ có liên quan. Để làm căn cứ cho việc kê khai và hạch toán.
  • Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán phải tiến hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không
  • Nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định và các văn bản pháp luật liên quan
  • Lập phiếu thu/ chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
  • Vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, và các sổ sách cần thiết khác

Công việc phải làm hàng tháng

  • Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng. Và định mức sản phẩm.
  • Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương
  • Lập các bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, công cụ dụng cụ,…. Hạch toán các khoản phân bổ đó.
  • Tính và trích khấu hao tài sản cố định. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ
  • Kiểm kê tài sản cố định định kỳ 6 tháng
  • Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng
  • Thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển
  • Lập các báo cáo thuế theo quy định
  • Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn VAT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN
  • Lập các báo cáo nội bộ theo yêu cầu lãnh đạo.

Công việc cuối mỗi quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý
  • Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo tháng
  • Lập các báo cáo nội bộ, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý
  • Tổng hợp số liệu hạch toán từ các phân hệ Phải thu, phải trả, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán giá thành. Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản.
  • Kiểm tra và đối chiếu số liệu chi tiết từng thành phần với sổ cái.

Công việc hàng năm phải làm

Công việc đầu năm:

  • Kê khai và nộp tiền thuế môn bài năm. Hạn nộp là ngày 31/1
  • Nộp tờ khai thuế GTGT. TNCN tháng 12 hoặc quý 4 của năm trước. Thuế TNDN tạm tính quý 4 năm trước liền kề.
  • Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3
  • Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như: Kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ, hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.

Công việc cuối năm:

  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và có khớp đúng với các báo cáo chi tiết
  • Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản năm
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị
  • In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó.
  • Lưu trữ các chứng từ và sổ sách.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hình dung được những công việc định kỳ phải làm của kế toán tổng hợp. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Những công việc kế toán cần làm trong tháng 8 – Sổ tay kế toán tháng 8/2020

Tổng hợp các mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới

Những quy định quan trọng khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán tại bên giao ủy thác nhập khẩu

Quy trình kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp mà bạn nên biết