Kinh nghiệm Quy trình kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp mà...

Quy trình kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp mà bạn nên biết

934

Có thể nói rằng, tài sản cố định là một trong những bộ phận quan trọng của tư liệu sản xuất. Nó giữ vai trò quan trọng ở trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán tài sản cố định cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy quy trình kế toán TSCĐ như thế nào? 

Quy trình kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp mà bạn nên biết

Khái niệm về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Bạn có thể hiểu rằng, kế toán tài sản cố định là những nghiệp vụ của kế toán và nó có liên quan đến các tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Đối với quy định về quản lý tài sản cố định hiện nay. Tất cả các tài sản cố định ở trong doanh nghiệp đều sẽ cớ một bộ hồ sơ riêng biệt. Và bên cạnh đó, mỗi tài sản cố định đều cần được phân loại, đánh số và nó còn được trang bị thêm cả thẻ riêng biệt.

Quy trình kế toán tài sản cố định ở trong các doanh nghiệp

Nội dung kế toán chi tiết tài sản cố định

Kế toán viên sẽ lập và thu những chứng từ ban đầu và có liên quan đến tài sản cố định. Cụ thể những chứng từ đó như sau:

  • Biên bản bàn giao tài sản cố định theo mẫu số 01-TSCĐ.
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu số 02-TSCĐ
  • Biên bản giao nhận tài sản cố định đã hoàn thành dựa trên mẫu số 03-TSCĐ
  • Biên bản đánh giá lại tài sản cố định dựa theo mẫu 05-TSCĐ
  • Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định dựa trên mẫu số 06-TSCĐ.

Ở địa điểm sử dụng và cả bảo quản tài sản. Việc kế toán viên theo dõi tài sản cố định mục đích để xác định được trách nhiệm sử dụng tài sản và bảo quản tài sản. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như trách nhiệm đối với tài sản. Tại địa điểm sử dụng các phòng ban, các phân xưởng, sẽ được sử dụng sổ tài sản cố định của đơn vị sử dụng. Điều này nhằm phục vụ ở trong phạm vi quản lý.

Tổ chức kế toán tài sản tại chi tiết các bộ phận. Bao gồm có bộ phận sử dụng thẻ tài sản cố định và sổ tài sản cố định trong toàn doanh nghiệp. Điều này phục vụ cho việc theo dõi tình hình hao mòn của tài sản cố định là tăng hay giảm.

Quy trình kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp mà bạn nên biết

Kế toán tăng giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp

Tăng tài sản cố định

Khi tài sản cố định trong doanh nghiệp tăng vì mua mới,. nhận góp vốn hay do điều chuyển đơn vị từ cấp trên. Có thể tăng do đầu tư để xây dựng cở bản hoàn thành. Hoặc để đánh giá lại tài sản cố định. Trường hợp này, kế toán viên cần phải phản ánh dựa trên những tài khoản 211-TSCĐ hữu hình; Tài khoản 212-Tài sản cố định thuê tài chính; Tài khoản 213-Tài khoản cố đjnh vô hình

Sau đó kế toán viên sẽ dựa vào trong những chứng từ có liên quan để ghi như sau:

  • Nợ 211, 212, 213 – phần ngyên giá
  • Nợ 1332-Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp đã được khấu trừ
  • Có 111, 112, 331… Áp dụng đối với tài sản mua mới và theo giá trị thanh toán
  • Có 411 trong trường hợp tài sản là góp vốn
  • Có 136 nếu là trường hợp chuyển từ đơn vị cấp trên
  • Có 241 nếu là tài sản cố định xây dựng cơ bản hoàn thành.

Giảm tài sản cố định

Khi tài sản cố định ở trong doanh nghiệp giảm do những nguyên nhân như: Thanh lí tài sản khi đã hết hạn sử dụng; Nhượng bán lại tài sản cho những đơn vị doanh nghiệp khác; Trường hợp góp vốn liên doanh…

Trong những trường hợp này, kế toán viên cần phải lập những chứng từ ban đầu hợp lệ và hợp pháp. Ngoài một số những tài sản đã nêu ở trên, kế toán viên còn có thể sử dụng tài khoản 711-Các khoản thu nhập khác, tài khoản 811-Các chi phí khác để phản ánh TSCĐ.

Kế toán khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định hay còn được xem như môt cách phân bổ có hệ thống giá trị cần phải được khấu hao. Được khấu hao ở trong suốt khoảng thời gian sử dụng tài sản đó hữu ích vào trong giá trị sản phẩm hay hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia vào sản xuất của doanh nghiệp. Tài sản cố định chắc chắn sẽ bị giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng. Đó chính là hao mòn tài sản cố định.

Xem thêm: 

Mời tải về mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định

Tải về mẫu file Excel tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Cách sử dụng hàm DDB để tính khấu hao TSCĐ bằng phương pháp số dư giảm dần kép

Hạch toán tài khoản 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ theo hướng dẫn của Thông tư 200

Tải về miễn phí mẫu Biên bản kiểm kê TSCĐ theo Thông tư 200