Nổi bật 1 Sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép bị...

Sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

209

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, không phải người lao động nước ngoài nào cũng có giấy phép. Vậy thì, mức phạt trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài

Trích Điều 169, Bộ Luật lao động 2012, lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:

– Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Là người có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Lao động phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Như vậyviệc tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện trên. Một trong những điều kiện cần thiết là lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam.

Công dân nước ngoài nào không được cấp giấy phép lao động?

Cũng theo Bộ Luật lao động 2012, những công dân nước ngoài sau không được cấp giấy phép lao động:

– Thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

– Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

– Luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

– Học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 7 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được.

– Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Group of people working out business plan in an office Free Photo

Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Khi vi phạm quy định về giấy phép lao động đối với người nước ngoài, cả người lao động và người sử dụng lao động đều bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:

Đối với người lao động nước ngoài

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 31, Nghị định 28/2020/NĐ-CP, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:

– Không có giấy phép lao động; không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

– Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Song song với xử phạt hành chính, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vi phạm các lỗi trên sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Đối với người sử dụng lao động

Khi người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau sẽ bị xử phạt hành chính:

– Sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động; không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

– Sử dụng người lao động nước ngoài có giy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Mức xử phạt cụ thể như sau:

– Vi phạm từ 1 – 10 người: phạt từ 30 – 45 triệu đồng.

Vi phạm từ 11 – 20 người: phạt từ 45 – 60 triệu đồng.

– Vi phạm từ 21 người trở lên: phạt từ 60 – 75 triệu đồng.

Trên đây là mức phạt đối với hành vi sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép. Mời bạn đọc tham khảo để chủ động trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Mời tải về mẫu Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

Những đối tượng nào được ký hợp đồng lao động trong doanh nghiệp?

Người lao động tự ý nghỉ khi hết hạn hợp đồng hay đợi công ty báo?

Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Hướng dẫn đóng BHXH cho lao động mùa vụ năm 2020