Chi phí Lương Bậc lương là gì? Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp...

Bậc lương là gì? Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp thế nào?

1580

Xây dựng bậc lương là cả một quá trình phức tạp đổi với doanh nghiệp vì nó đòi hỏi phải vừa thỏa mãn các quy định của nhà nước vừa phải phù hợp với công sức của người lao động. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu bậc lương là gì và quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp.

Đâu là sự khác biệt giữa thu nhập chủ động & thu nhập bị động?

1. Khái niệm về bậc lương

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.

Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng.

Số lượng bậc lương phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Quan điểm trả lương của doanh nghiệp. Trả lương để kích thích tinh thần làm việc thì số bậc lương ít. Trả lương theo quan điểm quân bình thì số lượng bậc lương nhiều.
  • Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu và mức lương tối đa tương ứng với mỗi công việc, ngành nghề.
  • Yêu cầu về đào tạo, mức độ phức tạp của công việc. Tính chất công việc càng đơn giản thì số bậc càng nhiều. Công việc càng phức tạp thì số bậc càng ít.

2. Điều kiện xét nâng bậc lương:

Căn cứ tại Mục 4 thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – thương binh và xã hội ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền lương, quy định về điều kiện xét để nâng bậc lương hàng năm như sau:

  • Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp;
  • Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 1,78 , có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1,78 trở lên; đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận.

3. Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp

Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:

  • Đối tượng được nâng bậc lương
  • Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động

Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương. Hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Nâng bậc lương không khó, điều người lao động cần cố gắng chính là nâng ngạch lương. Do đó, muốn có bậc lương, ngạch lương cao hơn thì nhân viên phải nỗ lực phấn đấu không ngừng. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Những điểm cần lưu ý trong Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật thuế TNCN

Cách tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH

Tải về mẫu thư xác nhận thu nhập mẫu số 20/TXN-TNCN