Kế Toán Thuế Lưu ý về kế toán thuế Những điểm cần lưu ý trong Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn...

Những điểm cần lưu ý trong Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật thuế TNCN

810

Thông tư 111/2013/TT-BTC được ban hành vào ngày 15/08/2013, hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ chỉ ra những điểm cần lưu ý nhất trong Thông tư này.

Income Tax Vector Art

1. Quy định về điều kiện xác định cá nhân cư trú

Thông tư 111/2013/TT-BTC điều chỉnh quy định về điệu kiện xác định cá nhân cư trú căn cứ thời hạn thuê nhà để ở trên hợp đồng thuê nhà là từ 183 ngày trở lên, thay vì quy định là 90 ngày trở lên như trước.

2. Quy định về mức giảm trừ gia cảnh

Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định áp dụng mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh như sau:

– Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng.

– Đối với mỗi người phụ thuộc thuộc diện được giảm trừ, mức giảm là 3,6 triệu đồng/tháng. Với điều kiện quy định là người phụ thuộc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng. Hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đăng ký người phụ thuộc, kể cẩ trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc. Cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế cho người phụ thuộc khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, khi đó sẽ được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.

3. Quy định về khoản thu nhập không tính thuế

Thông tư này có bổ sung thêm về khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế, ví dụ khoản tiền ăn trưa cho người lao động theo mức chi phù hợp theo quy định Nhà nước, khoản tiền học phí cho con cái của người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài học tập ở nước ngoài, con người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

4. Quy định về khai thuế và quyết toán thuế

Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khai thuế và quyết toán thuế ở một số trường hợp cụ thể như sau: Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế TNCN:

a. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN khai thuế theo tháng hoặc quý.

Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải khai thuế.

b, Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm tính thuế, cụ thể:

– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế TNCN từ 50 triệu đồng trở lên thì thực hiện khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế theo quý.

– Cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thực hiện khai thuế theo năm.

– Cá nhân kinh doanh lưu động (buôn chuyến) khai thuế TNCN theo từng lần phát sinh.

– Cá nhân kinh doanh dùng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số khai thuế TNCN theo từng lần phát sinh đối với doanh thu trên hóa đơn.

5. Một số điều cơ bản về quy định tính thuế TNCN

a. Thu nhập tính thuế

Đây là khoản thu nhập áp dụng vào biểu thuế và tính ra số thuế TNCN phải nộp, nó được xác định theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó, các khoản giảm trừ gồm có:

  • Giảm trừ gia cảnh: đối với bản thân người nộp thuế, mức giảm trừ là 9 triệu đồng, với người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ người ( tính trên 1 tháng).
  • Các khoản bảo hiểm: BHYT, BHXH, BHTN ( bắt buộc)., chiếm 10,5% lương.
  • Khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo,… ( nếu có)

b. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả cho cá nhân. Thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế thuế = Tổng lương – Các khoản được miễn thuế

Trong đó, các khoản được miễn thuế gồm có:

  • Tiền phụ cấp điện thoại theo quy định.
  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa (không quá 680.000đ/tháng).
  • Tiền trang phục ( không quá 5 triệu đồng/năm)
  • Tiền lương vượt trội được trả cao hơn khi tăng că so với làm việc trong giờ quy định.

c. Công thức xác định số thuế TNCN phải nộp

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thuế suất ở đây được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ được những điểm cần lưu ý trong Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật thuế TNCN. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Tiền lương làm việc ngày nghỉ phép có được miễn thuế TNCN?

Cách tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH

Những kinh nghiệm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN hữu ích nhất