Kinh nghiệm Bạn cần làm gì mỗi ngày để trở thành một kế toán...

Bạn cần làm gì mỗi ngày để trở thành một kế toán giỏi?

223

Khi quyết định lựa chọn nghề kế toán có nghĩa là bạn phải yêu thích những con số và đam mê nó. Không ai là không mong muốn có được một vị trí làm việc tốt, vì vậy bạn sẽ phấn đấu rất nhiều để có thể làm tốt công việc và hơn nữa là trở thành một kế toán giỏi chuyên môn và nghiệp vụ. Vậy muốn trở thành một kế toán giỏi, muốn thăng tiến nhanh trong công việc bạn cần phải làm gì?

Kế toán viên và điều kiện để thi nâng ngạch kế toán viên

Bạn cần làm gì mỗi ngày để trở thành một kế toán giỏi?

Kế toán viên là gì?

Kế toán viên được hiểu là tất cả những người làm nghề kế toán. Là những người lo về việc tài chính của các doanh nghiệp. Kế toán viên bao gồm nhiều chức vụ khác nhau từ kế toán trưởng, kế toán quản trị,… Và bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có tổ chức kế toán tùy vào quy mô nhỏ hay lớn.

Đối với những công ty lớn, tập đoàn lớn thì họ sẽ có riêng một đội ngũ kế toán hùng hậu. Đội ngũ ấy được phân chia với các chức năng và vị trí khác nhau từ kế toán công nợ, kế toán thuế,…

Điều kiện để thi nâng ngạch kế toán viên

Muốn thi nâng ngạch kế toán viên cần phải có các văn bằng chứng chỉ sau đây:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên.
  • Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong những thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức). Hoặc là một ngoại ngữ khác theo như yêu cầu ở nơi công ty vị trí làm việc của bạn.
  • Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet). Và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán để phục vụ cho công tác chuyên môn.

Kế toán viên giỏi làm những việc gì mỗi ngày

  • Theo dõi thu – chi, công nợ, theo dõi quỹ tiền mặt, làm BHXH. Soạn hợp đồng và bảng báo giá cho khách hàng, làm bảng lương,… Làm HĐ công nhân, giao dịch ngân hàng.
  • Thực hiện các công việc khác khi có phát sinh theo phụ lục hợp đồng. Sau đó thực hiện theo phân công nhiệm vụ từng thời điểm của kế toán trưởng.
  • Tiếp nhận kiểm tra, kiểm soát chứng từ kế toán.
  • Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điển hình như hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao tài sản cố định, công nợ,… theo như quy định của kế toán và các chế độ chính sách thuế hiện hành.
  • Làm các báo cáo nộp cho cơ quan thuế theo quy định. Bao gồm các báo cáo tháng, quý, năm với sự kiểm soát của kế toán trưởng.
  • Giao dịch với ngân hàng lấy sổ phụ.
  • Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách theo đúng như quy định.
  • Tiếp nhận, kiểm tra thanh toán và hạch toán phát sinh thu chi, tổng hợp doanh thu hàng ngày.
  • Kiểm tra, đối chiếu, cập nhật hệ thống sổ sách kế toán, công nợ phải thu, phải trả.
  • Lập báo cáo thuế, hiểu biết về kế toán thuế, báo cáo thống kê.

Kế toán viên giỏi cần có những phẩm chất gì?

  • Hiểu rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật về kế toán. Đặc biệt là nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê và thông tin kinh tế có liên quan.
  • Nắm bắt được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Nắm chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương.
  • Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán. Kèm theo đó là các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước.
  • Biết cách xây dựng phương án kế hoạch các thể loại quyết định cụ thể. Thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, có kỹ năng soạn thảo văn bản.
  • Am hiểu các thủ tục hành chính, chương trình cải cách hành chính của ngành và chính phủ. Am hiểu thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tình hình kinh tế xã hội xung quanh hoạt động nghiệp vụ của ngành, quốc gia.
  • Có trình độ độc lập tổ chức làm việc, am hiểu tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất cho một kế toán viên cần có và cần phải thực hiện. Nếu như đang trong quá trình tìm hiểu về chức danh nghề nghiệp này hay còn đang phân vân. Đừng lo bạn có thể tham khảo thật nhiều để rút ra cho mình những lựa chọn thật đúng đắn nhé.

Xem thêm

Thanh tra kiểm tra thuế: Kế toán viên ứng phó như thế nào?

Cần lập hóa đơn điện tử khi nào? Kế toán viên đã biết chưa?

Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2019 cho người mới làm kế toán