Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Nộp Báo cáo tài chính và tất tần tật những vấn đề...

Nộp Báo cáo tài chính và tất tần tật những vấn đề liên quan

822

Không ít kế toán viên nghĩ rằng việc nộp báo cáo tài chính là rất dễ dàng. Vậy nên trước khi tiến hành nộp thì kế toán cần phải tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nộp BCTC để thuận lợi cho công việc của mình.

Nộp Báo cáo tài chính và tất tầ tật những vấn đề liên quan

Những tài liệu cần chuẩn bị khi nộp Báo cáo tài chính

Đầu tiên, bạn cần phải nắm được những tài liệu mà mình cần chuẩn bị để nộp BCTC trước. Khi kế toán viên tiến hành nộp Báo cáo tài chính, gồm những tài liệu như sau:

  1. Báo cáo tài chính theo năm:
  • Đối với những doanh nghiệp hoạt động theo Thông tư 133 thì sẽ bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính; Bản Báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp; Bản cân đối kế toán.
  • Đối với những doanh nghiệp theo chế độ Kế toán Thông tư 200 thì sẽ bao gồm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính; Bản Báo cáo lưu chuyển tiền tệ doanh nghiệp; Bản cân đối Kế toán;

2. Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân của doanh nghiệp theo mẫu 05/QTT-TNCN

3. Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là khi nào?

Khi bạn đã chuẩn bị xong toàn bộ giấy tờ thì vấn đề tiếp theo sẽ là thời hạn nộp Báo cáo. Vấn đề thời gian rất quan trọng, yêu cầu kế toán viên cần phải nộp đúng thời gian để đảm bảo không vi phạm Luật.

Đối với thời hạn của doanh nghiệp Nhà nước

Nộp Báo cáo tài chính và tất tầ tật những vấn đề liên quan

  • Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

Đối với thời hạn nộp BCTC quý thì doanh nghiệp cần phải ghi nhớ. Kế toán viên sẽ tiến hành nộp BCTC chậm nhất lầ 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng kết thúc quý. Đối với Tổng công ty Nhà nước thì sẽ được phép chậm 45 ngày.

Đối với những đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước. Những đơn vị này sẽ tiến hành nộp BCTC cho công ty mẹ. Còn đối với thời hạn thì sẽ do Tổng công ty mẹ quyết định thời gian nộp.

  • Thời hạn nộp BCTC theo năm:

Tất cả các đơn vị Kế toán sẽ tiến hành nộp BCTC chậm nhất là 30 ngày, bắt đầu tính kể từ ngày kết thúc năm cũ. Đối với những công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì sẽ được phép chậm trong vòng 90 ngày.

Đối với các đơn vị kế toán thực thuộc thì sẽ nộp BCTC cho Tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ theo thời hạn mà bên trên quyết định.

Thời hạn của các mô hình doanh nghiệp khác

  • Đối với các đơn vị kế toán doanh nghiệp tư nhân và đơn vị kế toán hợp danh thì sẽ tiến hành nộp BCTC vào cuối năm. Thời hạn chậm nhất cho những đơn vị này là 30 ngày kể từ ngày kết thúc cuối năm.
  • Đối với các doanh nghiệp khác, thời hạn nộp BCTC sẽ được phép chậm 90 ngày.

Địa điểm nộp BCTC cho các doanh nghiệp

Khi bạn đã xác định được chính xác hồ sơ, thời gian nộp thì vấn đề tiếp theo bạn cần quan tâm là địa điểm nộp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có một địa điểm nộp BCTC riêng biệt.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên địa bàn thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ương. Những công ty này sẽ phải lập BCTC và nộp lại cho Sở tài chính tỉnh hoặc là thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với những doanh nghiệp hoạt động trực thuộc Trung ương. Những công ty này sẽ tiến hành lập BCTC và nộp BCTC cho Bộ tài chính.

Đối với những công ty hoạt động ở mảng Chứng khoán và những công ty đại chúng. Đối tượng này cần phải nộp BCTC cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.

Các doanh nghiệp có trách nhiệm là gửi BCTC cho những cơ quan Thuế trực tiếp quản lí tại địa phương, nơi mà mình hoạt động. Những doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên mình thì sẽ tiến hành nộp BCTC cho cấp trên. Và thời hạn cũng như yêu cầu sẽ được thực hiện theo chỉ thị của cấp trên.

Xem thêm:

Những tin nhắn chúc Tết năm 2020 hay và ý nghĩa nhất

Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết

Các lỗi sai kế toán thuế thường gặp mà bạn cần phải tránh xa