Kinh nghiệm Cách xử lý Tiền mặt tồn quỹ trong doanh nghiệp hiệu quả

Cách xử lý Tiền mặt tồn quỹ trong doanh nghiệp hiệu quả

2095

Khi bạn làm kế toán thì chắc chắn đã không ít lần bạn phải đối mặt với tiền mặt tồn quỹ. Tình trạng bị tồn tiền mặt không phải là hiếm có, mà nó còn thường xuyên xảy ra. Nếu như kế toán viên không có cách giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Tiền mặt tồn quỹ trong doanh nghiệp và cách để xử lý

Nguyên nhân của việc tiền mặt tồn quỹ doanh nghiệp quá nhiều

Muốn xử lý tình trạng tiền mặt bị tồn quỹ trong công ty, đầu tiên thì bạn cần phải biết được nguyên nhân. Mỗi doanh nghiệp sẽ hoạt động theo một hướng khác nhau và sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Nhưng dưới đây là một số những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị tồn tiền mặt. Kế toán viên có thể tham khảo những nguyên nhân này.

  • Trong hoạt động, có những hoạt động kinh doanh nhưng kế toán lại không để lại hóa đơn. Hoặc là một số những trường hợp là hóa đơn, chứng từ bị sai lệch thông tin. Chứng từ của doanh nghiệp không hợp lệ. Chính vì vậy mà không thể tổng hợp lại để báo cáo thuế cho doanh nghiệp.
  • Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vẫn chưa góp đủ số vốn ban đầu quy định. Tuy nhiên thì kế toán viên lại bút toán góp vốn ảo cho doanh nghiệp.
  • Có những trường hợp là doanh nghiệp đã thanh toán toàn bộ công nợ cho khách hàng. Tuy nhiên thì kế toán viên lại làm sai sót nên vẫn treo trên tài khoản công nợ.
  • Nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm doanh thu ảo. Đó chính là bán hóa đơn ra bên ngoài để doanh thu khớp với báo cáo.

Đây chính là một số những nguyên nhân chính làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng tiền mặt tồn quỹ. Kế toán viên có thể để ý những lỗi này để sau này tìm ra nguyên nhân nhanh chóng.

Xử lý tiền mặt tồn quỹ trong doanh nghiệp như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn quỹ tiền mặt so với số sách. Và để giải quyết được triệt để vấn đề này không quá là khó khăn. Vậy nên bạn có thể tham khảo một số những cách giải quyết sau đây.

Thực hiện rà soát lại sổ sách kế toán của doanh nghiệp

Tiền mặt tồn quỹ trong doanh nghiệp và cách để xử lý

Một khi bạn đã phát hiện ra rằng có sự chênh lệch rất lớn giữa tiền mặt quỹ với quỹ tiền trong sổ. Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm nhanh chóng đó chính là thực hiện rà soát lại sổ sách kế toán. Bởi vì rất có thể là bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân từ đây.

Đối với phần công nợ của khách hàng thì bạn có thể đối chiếu lại toàn bộ số dư. Theo đó thì bạn sẽ đối chiếu sổ sách từng tháng đối với các khách hàng của mình. Vì nhiều thông tin nên bạn cần phải xem lại kỹ để tìm ra điểm sai sót trong vấn đề.

Còn đối với khoản công nợ của nhà cung cấp. Thì bạn cần phải tiến hành đối chiếu số dư trong sổ kế toán. Theo đó thì bạn cũng sẽ xem xét từng tháng đối với từng đối tượng nhà cung cấp một. Điều này sẽ giúp cho bạn nhanh chóng tìm ra được lỗi sai của mình.

Rà soát kĩ càng lại toàn bộ những sổ sách kế toán chính là một trong những cách nhanh và tiện nhất. Bạn sẽ có thể tìm được những vấn đề khúc mắc trong sổ và nhanh chóng tìm được các giải quyết.

Kiểm tra các khoản công nợ phải thu và phải trả

Các khoản công nợ phải thu và phải trả đối với khách hàng và đối tác là 2 khoản cũng cần phải kiểm tra. Thông thường thì đối với hai khoản công nợ này thì sẽ mắc lỗi ở các hóa đơn nhiều tiền. Đặc biệt là đối với những hóa đơn trên 20 triệu đồng thì bạn cần phải kiểm tra lại.

Kế toán viên cần kiểm tra lại các hóa đơn dưới 20 triệu. Trong trường hợp là hóa đơn được thanh toán bằng tiền mặt. Những hóa đơn này thì bạn có thể tạm thời treo riêng ra để rà soát lại cho dễ dàng.

Hợp thức hóa các chứng từ và hóa đơn doanh nghiệp

Một trong những cách được áp dụng nhiều khi mà tiền mặt tồn quỹ doanh nghiệp đó chính là hợp thức hóa. Cụ thể là bạn sẽ tiến hành hợp thức hóa hóa đơn và những chứng từ khác nhau.

Nếu như đối với các khoản chi mà trước đó bạn không giữ lại hóa đơn. Thì kế toán viên có thể giải quyết bằng cách là hợp thức hóa hóa đơn đó. Cụ thể là bạn có thể hợp thức hóa bằng cách là sử dụng hóa đơn vào việc ăn uống, tiếp khách.

Trong nhiều trường hợp thì kế toán viên sẽ không thể hợp thức hóa được hóa đơn doanh nghiệp. Vậy thì bạn hãy cứ tiếp tục hạch toán để làm giảm quỹ tiền mặt xuống. Sau đó, nếu như có tham gia hạch toán thuế thu nhập của doanh nghiệp thì kế toán viên sẽ tự động trừ những khoản này ra.

Bạn có thể chuyển sang giải pháp tăng chí phí lương của nhân viên. Cụ thể là sẽ tăng mức lương của nhân viên lên cao hơn. Bên cạnh đó thì bạn còn có thể thực hiện tăng chi phỉ thưởng tết hoặc là tăng ca làm việc. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng có thể giải quyết được vấn đề. Vừa không cần phải nộp thuế thu nhận cá nhân mà lại có thể cân bằng được quỹ tiền doanh nghiệp.

Xem thêm:

Bỏ túi các mẹo sắp xếp chứng từ kế toán doanh nghiệp

Mới làm kế toán cần bỏ túi ngay những bí quyết này

Thuế thu nhập doanh nghiệp và những điều cần biết