Kinh nghiệm Những quy trình cần ghi nhớ khi làm thanh toán bằng điện...

Những quy trình cần ghi nhớ khi làm thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T

1233
thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T

Thanh toán T/T là một trong những phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện lợi trong hoạt động mua  bán và thường phù hợp đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ. Vậy thanh toán T/T là gì, quy trình thực hiện thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T như thế nào, Ketoan.vn xin cung cấp những thông tin qua bài viết dưới đây.

thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T

1. Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T là gì?

Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer) là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền.

Quy trình chuyển tiền bằng phương thức thanh toán T/T:

  • (1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng hoặc các thỏa thuận.
  • (2) Người yêu cầu chuyển tiền yêu cầu ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài.
  • (3) Ngân hàng thực hiện chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của bên yêu cầu chuyển tiền.
  • (4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi
  • (5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền.
  • (6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi.

2. Đặc điểm phương thức chuyển tiền T/T

Có 2 hình thức chuyển tiền T/T:

  • Chuyển tiền trả trước (TTR): Bên Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho Bên Xuất khẩu trước khi giao hàng.
  • Chuyển tiền sau (TT after shipment): là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng.

3. Ưu điểm và hạn chế của thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T

Phương thức thanh toán T/T cũng có nhiều ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện, như sau:

3.1. Ưu điểm

  • Thanh toán đơn giản với quy trình nghiệp vụ dễ dàng, nhanh chóng nếu thực hiện bằng thanh toán T/T.
  • Chi phí thanh toán T/T qua ngân hàng tiết kiệm hơn so với thanh toán bằng mở L/C.
  • Bên mua không bị đọng vốn do ký quỹ mở L/C.
  • Chứng từ hàng hóa không phải làm chi tiết và cẩn thận như thanh toán bằng L/C vì không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng một cách nhanh chóng nếu thanh toán bằng điện chuyển tiền.
  • Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên giảm rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả.
  • Chuyển tiền sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì hàng được giao trước khi chuyển tiền cho người bán nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng.
  • Trong phương thức chuyển tiền bằng điện chuyển tiền T/T, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí thủ tục (tiền hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả

3.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, phương thức thanh toán này cũng chứa đựng những rủi ro lớn vì việc trả tiền phụ thuộc vào độ tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Do đó, nếu dùng phương thức này, quyền lợi của tổ chức xuất khẩu sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, phương thức này chỉ nên được sử dụng khi hai bên có sự tin cậy, hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước.

  • Đối với phương thức chuyển trả trước:

Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì người xuất khẩu có thể không chuyển hàng ngay cả khi đã nhận được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động. Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro của người mua nên họ thường ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.

  • Đối với phương thức chuyển trả sau:

Bất lợi cho người xuất khẩu vì nếu nhà nhập khẩu chậm lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền dù hàng hóa đã chuyển đi.

Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất chi phí chuyển hàng, hoặc phải bán rẻ hoặc tái xuất. Do đó, nhà nhập khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm, ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền.

Xem thêm bài viết tại

Cách hạch toán hàng nhập khẩu

Hướng dẫn tính giá hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu

Những điểm cần lưu ý về hóa đơn với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường