Nghiệp Vụ old Cách hạch toán hàng nhập khẩu nhanh, chính xác cho người mới

Cách hạch toán hàng nhập khẩu nhanh, chính xác cho người mới

1525
hạch toán hàng nhập khẩu

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc hạch toán hàng nhập khẩu là nghiệp vụ kinh tế thường xuyên xảy ra. Vậy, cách hạch toán hàng nhập khẩu như thế nào, có khác gì so với cách hạch toán hàng hóa thông thường. Ketoan.vn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cách hạch toán hàng nhập khẩu qua bài viết dưới đây.

hạch toán hàng nhập khẩu

1. Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt

Khi mua hàng hóa nhập khẩu, thuế Nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) là hai loại thuế kế toán cần phải lưu ý khi làm tờ khai Hải quan.

  • Thuế Nhập khẩu: là một loại thuế mà một quốc gia, hay vùng đánh vào hàng hóa, có nguồn gốc nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi hàng về đến cửa khẩu, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa theo những khai báo trong tờ khai hải quan, đồng thời tính số thuế phải nộp theo quy định. Để hàng hóa được thông quan, lưu hành trong nội địa thì doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ thuế nhập khẩu. Tài khoản sử dụng là TK 3333
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là loại thuế gián thu tính theo giá bán đánh vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp, xa xỉ hoặc có hại cho sức khỏe con người, cho xã hội mà nhà nước cần phải hạn chế sản xuất và định hướng tiêu dùng thông qua việc tác động lên giá cả.

Ví dụ: thuốc lá, rượu bia, kinh doanh vũ trường, casino, kinh doanh xổ số, bốc thăm trúng thưởng…

Tài khoản sử dụng là TK 3332

=> Hai loại thuế này (nếu có) sẽ được tính vào giá gốc hàng hóa nhập khẩu

2. Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu và Thuế TTĐB

2.1. Giá tính thuế

  • Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I), người mua sẽ không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào khác.

=> Giá tính thuế = Giá CIF

  • Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I), người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm

=> Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + Chi phí bảo hiểm (nếu có)

2.2. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu = Số lượng x Giá tính thuế x Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất của mặt hàng chịu thuế nhập khẩu được quy định trong biểu thuế của Thông tư 164/2013/TT-BTC và được sửa đổi tại thông tư 173/2014/TT-BTC.

2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó:

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
  • Thuế suất thuế TTĐB được quy định trong biểu thuế

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có)) x Thuế suất thuế GTGT

Biểu thuế GTGT được quy định trong thông tư 83/2014/TT-BTC

3. Các xác định tỷ giá

cách hạch toán hàng nhập khẩu

Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ, để có thể hạch toán, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản.

Nguyên tắc xác định tỷ giá như sau:

  • Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
  • Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán bằng  ngoại tệ.

4. Cách hạch toán một số giao dịch chủ yếu

4.1. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa nhập khẩu bao gồm tổng số tiền thanh toán cho người bán, xác định theo tỷ giá giao dịch thực tế, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Hạch toán như sau:

Nợ TK 152, 153, 156, 211

Có TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 3332 – Thuế TTĐB phải nộp

Có TK 3333 – Thuế Xuất, nhập khẩu

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

4.2. Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

4.3. Khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước

Căn cứ vào chứng từ nộp tiền vào Ngân sách nhà nước

Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu

Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Có TK 111, 112…

4.4. Khi hàng nhập khẩu về tới doanh nghiệp, phát sinh chi phí mua hàng, nếu có:

Nợ TK 152, 153, 156,  211,

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

Xem thêm bài viết tại

>>Hướng dẫn sử dụng hóa đơn thương mại thay thế cho hóa đơn xuất khẩu

>>Kế toán xuất nhập khẩu cần làm những gì?