Quy định Bảo Hiểm Mức xử phạt đối với hành vi trốn không đóng BHXH

Mức xử phạt đối với hành vi trốn không đóng BHXH

546
Illustration of people with justice and order icons

BHXH bắt buộc là chế độ mà người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia cho người lao động khi giao kết quan hệ lao động. Nhưng thực tế nhiều người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm cho người lao động. Hoặc tham gia nhưng không đầy đủ cho toàn bộ người lao động. Trong trường hợp như vậy, pháp luật có những chế tài xử phạt đối với hành vi trốn không đóng BHXH.

Illustration of people with justice and order icons Free Vector

1. Như nào là hành vi trốn không đóng BHXH?

Căn cứ theo Khoản 10, Điều 2, Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP. Hành vi trốn đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/03/2020 quy định xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là căn cứ pháp lý mới nhất quy định về mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trốn đóng BHXH.

2. Mức xử phạt đối với trường hợp trốn đóng BHXH

Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH, BHTN. Hoặc có các hành vi vi phạm khác liên quan đến việc đóng BHXH, BHTN sẽ bị xử phạt hành chính. Nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

a . Mức xử phạt đối với trường hợp trốn đóng BHXH

Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

b. Mức xử phạt các hành vi vi phạm khác liên quan đến BHXH, BHTN của người sử dụng lao động theo luật mới.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm khác liên quan đến BHXH, BHTN của người sử dụng lao động:

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu:

  • Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.
  • Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.
  • Không cung cấp. Hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu:

  • Không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN. Nhưng tối đa không quá 75.000.000 nếu:

  • Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.
  • Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.

Ngoài ra tại Điều 38 của Nghị định này còn quy định việc xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

3. Mức xử phạt tái phạm các hành vi vi phạm liên quan đến BHXH

Mức phạt đối với người sử dụng lao động tái phạm các hành vi vi phạm liên quan đến BHXH. Đặc biệt là trốn đóng BHXH theo luật nặng hơn rất nhiều so với vi phạm lần đầu.

Căn cứ vào Điều 216, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Người sử dụng lao động tái phạm các vi phạm liên quan đến đóng BHXH, BHTN cho người lao động sẽ chịu mức phạt như sau:

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với trường hợp gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm trong các trường hợp:

  • Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm nếu thuộc các trường hợp:

  • Phạm tội 02 lần trở lên.
  • Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  • Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người.
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu:

  • Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

Xem thêm

Tải về mẫu ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH

Bạn sẽ xử lý thế nào nếu công ty cũ không chốt sổ BHXH?

Từ 15/7, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT thay đổi ra sao?

Những trường hợp nào được hưởng BHXH một lần? Mức hưởng ra sao?

Hướng dẫn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH mẫu TK1-TS