Nổi bật 2 Mời tải về bộ bảng theo dõi chuyên cần (file Excel) đầy...

Mời tải về bộ bảng theo dõi chuyên cần (file Excel) đầy đủ nhất

5077
Mời tải về bộ bảng theo dõi chuyên cần (file Excel) đầy đủ nhất

Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ chia sẻ với các bạn bộ bảng theo dõi chuyên cần bao gồm: giờ ra vào, bảng chấm công, thêm giờ, bảng xếp loại…

1. Giờ ra vào

Bảng theo dõi giờ ra, vào của nhân viên. Mỗi bộ phận, tổ, nhóm đều phải lập bảng theo dõi hàng tháng. Căn cứ từ giờ ra, vào của nhân viên để thể hiện lên bảng chấm công và bảng theo dõi làm thêm giờ.

Trong bảng sẽ có các cột tương ứng với nội dung như sau:

  • ID: Mã nhân viên
  • Date: Ngày chấm công
  • InTime: Giờ vào
  • OutTime: Giờ ra

2. Bảng chấm công

Bảng chấm công theo dõi ngày công thực tế mà nhân viên đã làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng. Bảng chấm công được dùng làm căn cứ tính trả lương cho nhân viên, người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.

Mỗi bộ phận, tổ, nhóm đều phải lập bảng chấm công hàng tháng. Sau đó chuyển sang phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên.

Tùy theo quy định của công ty, tính chất công việc mà nhân viên đang đảm nhận sẽ áp dụng phương pháp chấm công tương ứng phù hợp:

  • Chấm công theo ngày: Mỗi nhân viên – người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thực hiện chấm công mỗi trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày – người phụ trách chấm công sau đó sẽ dùng 1 ký hiệu (đã được quy ước) để chấm công ngày đó tương ứng cho nhân viên.
  • Chấm công theo giờ: Trường hợp người lao động làm việc theo giờ thì áp dụng chấm công theo giờ – làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo ký hiệu quy định rồi ghi số giờ công thực bên cạnh ký hiệu tương ứng
  • Chấm công nghỉ bù: Tức là người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm – khi đó, họ được chấm nghỉ bù và vẫn tính trả lương thời gian.

3. Bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ theo dõi giờ công mà người lao động làm thêm ngoài giờ quy định trong tháng. Bảng chấm công làm thêm giờ được dùng làm căn cứ tính trả lương cho người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.

Mỗi bộ phận, tổ, nhóm đều phải lập bảng chấm công làm thêm giờ hàng tháng. Sau đó chuyển sang phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên.

4. Bảng xếp loại

Bảng xếp loại cán bộ CNV là bảng xếp loại hoàn thành công việc trong tháng. Bảng là căn cứ để tính hệ số hoàn thành công việc dùng để tính lương trong tháng.

5. Danh sách tăng lương

Bảng danh sách tăng lương ghi chú lại những nhân viên được tăng lương theo quyết định của ban lãnh đạo trong tháng. Bảng ghi chú rõ ràng mức lương trước và sau khi tăng, thời gian tăng… làm căn cứ để tính trả lương trong tháng.

6. Bảng lương

Bảng lương chính là bảng tính lương làm căn cứ để trả lương người lao động.

Mời bạn đọc tải về bộ bảng theo dõi chuyên cần tại đây.

Xem thêm

Mẫu thang bảng lương doanh nghiệp nên tham khảo

Những thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu áp dụng từ năm 2021

Tiền lương tháng của người lao động sẽ bị trừ những khoản nào?

Cách tính lương tăng ca, làm thêm giờ phổ biến nhất

Lương làm thêm giờ có phải đóng bảo hiểm xã hội?