Chi phí Lương Khái niệm ngạch lương và những cách phân loại ngạch lương

Khái niệm ngạch lương và những cách phân loại ngạch lương

771

Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm ngạch lương cũng như những cách phân loại ngạch lương.

How much people make is a topic many people avoid talking about.

1. Khái niệm ngạch lương

Trong bảng lương có thể có một hoặc nhiều ngạch lương. Ngạch lương thể hiện trình độ, vị trí làm việc khác nhau. Trong một ngạch có một mức lương chuẩn và một số bậc lương thâm niên. Vì vậy việc nâng bậc lương trong ngạch chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao và thâm niên giữ bậc. Nhưng khi chuyển từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn thì phải thi nâng ngạch.

Mặc dù cùng một vị trí, cùng những công việc giống nhau nhưng năng lực giải quyết công việc không giống nhau có người tốc độ giải quyết công việc nhanh hơn và khả năng làm được nhiều việc hơn dẫn đến khối lương và chất lượng của hiêu quả hơn do đó lương sẽ phải khác nhau.

Thông qua ngạch lương có thể xác định được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vị trí làm việc của người lao động.

Ở mỗi loại hình công ty, lĩnh vực kinh doanh tùy vào quy mô, số lượng nhân viên, công việc vị trí tuyển dụng mà có các mã ngạch để xếp lương khác nhau. Ví dụ A1, A2, A3,… sẽ tương ứng với trình độ chuyên môn bậc đào tạo.

2. Phân loại ngạch lương

Theo quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Ngạch chuyên viên cao cấp áp dụng ngạch công chức loại A3 (nhóm 1);
  • Ngạch chuyên viên chính áp dụng ngạch công chức loại A2 (nhóm 1);
  • Ngạch chuyên viên áp dụng công chức loại A1;
  • Ngạch cán sự áp dụng công chức loại A0;
  • Ngạch nhân viên áp dụng công chức loại B.

Công chức đang giữ các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (cũ) theo Quyết định 414/TCCP-VC sang các ngạch công chức chuyên ngành hành chính (mới) quy định tại Thông tư 11/2014 thì được chuyển ngạch và xếp lương như sau:

a. Đối với ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên chính và ngạch chuyên viên:

Công chức đã được bổ nhiệm ở ngạch nào thì tiếp tục xếp lương theo ngạch đó.

b. Đối với ngạch cán sự:

Công chức tốt nghiệp trình độ cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm thì được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (mới), nếu đang xếp lương theo công chức loại A0 (Nghị định 204) thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại A0 đó.

Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng phù hợp với vị trí công việc đang làm nhưng đã được bổ nhiệm vào ngạch cán sự (cũ) và đang xếp lương theo công chức loại B thì tiếp tục xếp lương theo công chức loại B đó trong thời hạn 06 năm (tính từ ngày 01/10/2017).

c. Đối với ngạch nhân viên:

Các đối tượng đảm nhiệm vị trí công chức thừa hành, phục vụ đã được tuyển dụng vào làm công chức theo quy định pháp luật, có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên và đang xếp lương theo công chức loại B thì được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (mới) và tiếp tục được xếp lương theo công chức loại B đó.

Riêng đối với nhân viên lái xe cơ quan thì phải có bằng lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp và tiếp tục xếp lương nhân viên lái xe của Bảng 4 (Nghị định 204).

Trường hợp công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với vị trí công việc đang làm thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch nhân viên hiện hưởng của Bảng 4 (Nghị định 204) trong thời hạn 06 năm (tính từ ngày 01/10/2017).

Đối với nhân viên hợp đồng (theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP) thì xếp lương theo Bảng 4 (Nghị định 204).

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu với các bạn về khái niệm ngạch lương trong bảng lương. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Bậc lương là gì? Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp thế nào?

Việc tạm ứng tiền lương thay đổi ra sao từ năm 2021?

Sơ đồ hạch toán lương và các khoản trích theo lương