Kế Toán Tổng Hợp Định khoản - Hạch toán Sơ đồ hạch toán lương và các khoản trích theo lương

Sơ đồ hạch toán lương và các khoản trích theo lương

4541

Hạch toán lương và các khoản trích theo lương là công việc mà kế toán tiền lương đều phải làm vào mỗi tháng. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ giới thiệu đến các bạn sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương để những bạn chưa nắm rõ sẽ hiểu hơn về quy trình hạch toán mảng này.

cân đối, chú thích, đếm

1. Các chứng từ căn cứ để hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.

Các chứng từ làm căn cứ để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương gồm các biểu mẫu sau:

  • Mẫu số 01 – LĐTL – Bảng chấm công
  • Mẫu số 02 – LĐTL – Bảng thanh toán TL
  • Mẫu số 03 – LĐTL – Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH
  • Mẫu số 04 – LĐTL – Danh sách người lao động hưởng BHXH
  • Mẫu số 05 – LĐTL – Bảng thanh toán tiền lương
  • Mẫu số 06 – LĐTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn chỉnh
  • Mẫu số 07 – LĐTL – Phiếu báo làm thêm giờ
  • Mẫu số 08 – LĐTL – Hợp đồng giao khoán
  • Mẫu số 09 – LĐTL – Biên bản điều tra tai nạn lao động

2. Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Sơ đồ hạch toán lương và các khoản trích theo lương

a. Tính lương:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Phải trả người lao động

b. Các khoản giảm trừ theo lương:

– Nếu trong kỳ có nhân viên tạm ứng lương, kế toán hạch toán:
Nợ 334: Trừ vào lương người lao động
Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng

– Nếu trong kỳ có phát sinh thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khấu trừ, kế toán hạch toán:

  • Xác định số thuế phải trừ vào lương:
    Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN phải khấu trừ
    Có TK 3335: Thuế TNCN
  • Khi nộp thuế:
    Nợ TK 3335: Số thuế phải nộp
    Có TK 111, 112

c. Các khoản trích bảo hiểm trừ vào lương, hạch toán:

Nợ TK 334 : Tổng số trích trừ vào lương (10,5%)
Có TK 3383: Trích bảo hiểm xã hội (Lương tham gia BH X 8%)
Có TK 3384: Trích bảo hiểm y tế (Lương tham gia BH X 1,5%)
Có TK 3386: Trích bảo hiểm thất nghiệp (Lương tham gia BH X 1%)
Đây là tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm mới nhất năm 2020.

d. Khi hạch toán các khoản trích trừ vào lương người lao động, kế toán sẽ hạch toán luôn các khoản trích mà doanh nghiệp phải nộp thay người lao động để tính vào chi phí theo tỷ lệ đóng như sau:

Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Trích bảo hiểm + kinh phí công đoàn tính vào chi phí( Lương tham gia BH X 23,5%)
Có TK 3383: Trích bảo hiểm xã hội (Lương tham gia BH X 17,5%)
Có TK 3384: Trích bảo hiểm y tế (Lương tham gia BH X 3%)
Có TK 3386: Trích bảo hiểm thất nghiệp (Lương tham gia BH X 1%)
Có TK 3382: Trích kinh phí công đoàn (Lương tham gia BH X 2%)

e. Khi nộp tiền bảo hiểm:

Nợ TK 3383 : Số đã trích BHXH (25,5%)
Nợ TK 3384 : Số đã trích BHYT (4,5%)
Nợ TK 3389 : Số đã trích BHTN (2%)
Nợ TK 3382 : Số tiền kinh phí công đoàn phải nộp (2%)
Có TK 111 hoặc 112: số tiền thực nộp

f. Nếu trong kỳ, có nhân viên được hưởng chế độ thai sản, mà doanh nghiệp nhận được tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .)

– Khi nhận được tiền Kế toán hạch toán:
Nợ 112: Số tiền nhận được
Có 338: phải trả phải nộp khác.

– Khi trả tiền cho người lao động được hưởng:
Nợ 338: Số tiền phải trả
Có 111, 112: số tiền đã trả

g. Nếu trong kỳ có phát sinh trả lương cho người lao động bằng hàng hóa:

Kế toán sẽ phải xuất hóa đơn, căn cứ vào đó kế toán sẽ hạch toán:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình hạch toán lương và các khoản trích theo lương. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Hạch toán tài khoản 631 – Giá thành sản xuất theo hướng dẫn của Thông tư 200

Hạch toán tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo hướng dẫn của Thông tư 200

Hạch toán tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu theo hướng dẫn của Thông tư 200