Kinh nghiệm Tài sản và nguồn vốn khác nhau thế nào? Cách phân biệt...

Tài sản và nguồn vốn khác nhau thế nào? Cách phân biệt ra sao?

8108
composite of hand pointing at graphics with blue background

Nhiều kế toán viên, mặc dù đã làm việc lâu năm nhưng lại không thể phân biệt được về tài sản và nguồn vốn. Vốn dĩ cả hai khái niệm này đều hoàn toàn khác nhau. Nhưng vẫn có nhiều kế toán viên bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Tài sản và nguồn vốn có sự khác biệt như thế nào?

Khái niệm của tài sản và nguồn vốn

Khái niệm của tài sản

Tài sản được hiểu như sau, nó bao gồm toàn bộ những nguồn lực kinh tế. Những nguồn lực kinh tế này do đơn vị chủ quản đang nắm giữ. Nó được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của đơn vị. Đồng thời nó phải thỏa mãn những điều kiện như sau. Cụ thể:

  • Đơn vị chủ quản sẽ nắm quyền sở hữu, sử dụng và kiểm soát tài sản trong một thời gian rất dài
  • Tài sản đó sẽ có giá phí xác định
  • Doanh nghiệp chủ quản xác định chắc chắn trong tương lai sẽ thu được lại lợi ích cho mình.

Khái niệm nguồn vốn

Tài sản trong doanh nghiệp sẽ được hình thành dựa vào nguồn vốn. Đồng thời, dựa vào nguồn vốn mà doanh nghiệp sẽ biết được rằng tài sản từ đầu mà có. Và theo đó, doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm về kinh tế cũng như trách nhiệm về pháp lý cho tài sản của mình.

Phân loại tài sản và nguồn vốn

Phân loại đối với tài sản

Trong một doanh nghiệp, tài sản có thể phân thành một số những loại như sau:

  • Tài sản cố định. Bao gồm các loại như nhà cửa, máy móc, xe cộ..
  • Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
  • Công cụ và dụng cụ
  • Quỹ tiền mặt
  • Hàng hóa, thành phẩm và bán thành phẩm
  • Các loại chứng khoán
  • Quỹ tiền gửi ngân hàng
  • Một số những khoản nợ phải thu. Bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, thu hộ..
  • Một số loại tài sản vô hình khác. Ví dụ như quyền phát hành, phát minh, tên thương hiệu, nhãn hàng…

Phân loại đối với nguồn vốn

Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp, sẽ được phân thành hai loại. Bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.

  • Vốn chủ sở hữu. Vốn này được đơn vị doanh nghiệp tự tạo dựng nên và đơn vị doanh nghiệp sẽ không cần phải cam kết trả nợ. Dựa vào từng hình thức sở hữu mà vốn có thể do nhiều nguồn góp nên. Vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước cung cấp, do xã viên hoặc do các cổ đông góp phần. Hoặc vốn có thể do các chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH đầu tư.

Nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được chia thành một số các khoản như sau:

Tài sản và nguồn vốn có sự khác biệt như thế nào?

  1. Nguồn vốn đầu từ từ chủ sở hữu
  2. Lợi nhuận của vốn chưa phân phối
  3. Một số những loại quỹ chuyên sử dụng: Quỹ phúc lợi và khen thưởng; Quỹ đầu tư và phát triển; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…
  • Các khoản nợ phải trả. Bao gồm các khoản tiền vay mượng hoặc được chiếm dụng từ các cá nhân, doanh nghiệp khác. Các khoản này đơn vị doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán. Được gọi nợ phải trả.

Nợ phải trả bao gồm một số những khoản như sau:

  • Nợ phải trả cho bên người bán
  • Thuế và một số khoản phải nộp cho Nhà nước
  • Các khoản mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động.
  • Các khoản mà doanh nghiệp phải trả trong nội bộ
  • Các khoản vay và nợ cho thuê tài chính bên ngoài
  • Các khoản tiền nhận ký quỹ và ký cược
  • Các khoản mà người mua đã dùng tiền cá nhân ứng trước tiền hàng
  • Một số khoản phải trả và phải nộp khác

Kết luận

Có thể thấy, tài sản và nguồn vốn có quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Mỗi loại tài sản đều sẽ được hình thành từ một hoặc một số loại nguồn vốn. Hoặc ngược lại có thể hiểu rằng. Một loại nguồn vốn có thể tham gia để hình thành nên một hoặc nhiều loại tài sản khác nhau.

Ở một thời điểm nhất định nào đó, tài sản và cả nguồn vốn sẽ có mối quan hệ mật thiết và nó sẽ được thể hiện qua các hằng đẳng thức như sau.

Tổng giá trị tài sản = Tổng số các nguồn vốn

Tổng giá trị tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả

Xem thêm:

Khi mua Bảo hiểm Y tế có cần tới sổ hộ khẩu không?

Tiền phạt chậm nộp thuế được hạch toán như thế nào?

Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?