Kế Toán Tổng Hợp Định khoản - Hạch toán Tiền phạt chậm nộp thuế được hạch toán như thế nào?

Tiền phạt chậm nộp thuế được hạch toán như thế nào?

1406

Nhiều doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng chậm nộp thuế. Điều này sẽ dẫn đến các mức phạt hành chính đối với doanh nghiệp.Như vậy các khoản tiền nộp chậm này sẽ được hạch toán như thế nào?

Xem nội dung đầy đủ tại: Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo đúng quy định

Tiền phạt chậm nộp thuế được hạch toán như thế nào?

Hạch toán tiền chậm nộp thuế

Khi doanh nghiệp bị phạt tiền với lí do chậm nộp thuế. Kế toán viên sẽ hạch toán các tiền chậm nộp thuế này như sau:

  • Trong giai đoạn nhận được thông báo về hành vi vi phạm và xử phạt hành chính

Nợ TK 811 – Các khoản chi phí khác

Có TK 3339 – Bao gồm có phí, lệ phí và các những khoản tiền khác cần phải nộp

Có TK 338 – Bao gồm các khoản tiền phải trả, phải nộp khác.

  • Trong gian đoạn nộp tiền phạt, bao gồm:

Nợ có các TK 3339, 338

Có bao gồm các TK 111, 112,. . .

  • Trong giai đoạn cuối kỳ kết toán và cuối kỳ kết chuyển

Nợ TK 911 – Tài khoản để xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 – Bao gồm các chi phí khác

Lưu ý

Những khoản tiền phạt của doanh nghiệp khi mà vi phạm phải một số lỗi: Vi phạm luật giao thông; Vi phạm về quy định đăng ký kinh doanh; Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả hành vi nộp thuế chậm. Các khoản này sẽ bị loại ra khỏi danh sách các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Hạch toán tiền thuế bị truy thu của doanh nghiệp sau khi đã quyết toán

Tiền phạt chậm nộp thuế được hạch toán như thế nào?

Khi kế toán viên muốn hạch toán toàn bộ số tiền truy thu của doanh nghiệp khi đã quyết toán thuế. Kế toán viên sẽ dựa vào trong Công văn 13521/CT-TTHT. Cụ thể như sau:

  • Sau khi doanh nghiệp đã tiến hành quyết toán thuế và nhận được thông báo từ cơ quan thuế về việc doanh nghiệp phải try thu, nộp thêm số thuế giá trị gia tăng, TNCN và thuế TNDN. Như vậy, trong thời điểm doanh nghiệp mới nhận được thông báo từ cơ quan thuế. Kế toán viên sẽ hạch toán như sau.
  1. Đối với khoản tiền truy thu thuế GTGT

Khi hạch toán các khoản tiền truy thu thuế GTGT, kế toán viên sẽ hạch toán bao gồm những tài khoản như sau:

  • Nợ TK 4211 – Tức lợi nhuận chưa phân phối trong năm trước của doanh nghiệp
  • Có TK 3331 – Bao gồm số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp
  1. Đối với khoản tiền truy thu thuế TNDN

Khi các khoản thuế TNDN bị truy thu, kế toán viên sẽ tiến hành hạch toán như sau:

  • Nợ TK 4211 – Bao gồm các lợi nhuận chưa phân phối trong năm trước của doanh nghiệp
  • Có TK 3334 – Các khoản tiền thuế TNDN phải nộp
  1. Đối với các khoản tiền truy thu của thuế TNCN

  • Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành khấu trừ tiền lương của người lao động trong kỳ này. Sẽ hạch toán như sau:

+ Nợ TK 334- Bao gồm các khoản phí phải trả lại cho người lao động

+ Có TK 3335 – Các khoản thuế TNCN mà người lao động phải nộp

  • Trong trường hợp các khoản thuế TNCN do công ty tự chi trả. Kế toán viên sẽ hạch toán như sau:

+ Nợ TK 4211 – Bao gồm các khoản lợi nhuận chưa phân phối của năm trước

+ Có TK 3335 – Bao gồm số thuế TNCN phải nộp.

Hạch toán điều chỉnh số trích khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình trích khấu hao tài sản, nếu như trường hợp trích khấu hao bị vượt với mức quy định đã được quy định tại khung khấu hao. Điều này làm ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp trong các kỳ trước. Như vậy, kế toán viên sẽ tiến hành hạch toán điều chỉnh lại số trích khấu hao tài sản cố định như sau:

  • Nợ TK 214 – Tài khoản về hao mòn tài sản cố định
  • Có TK 4211 – Các khoản lợi nhuận chưa phân phối của năm trước trong doanh nghiệp

Kế toán viên không chỉ phải lập lại các sổ sách kế toán trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải khai tờ bổ sung thuế liên quan. Ví dụ như kê khai quyết toán thuế TNCN, TNDN, GTGT… của các kỳ trước.

Như vậy, các kế toán viên khi chưa biết cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế. Có thể theo dõi cách hạch toán trong bài viết này.

Xem thêm:

Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?

Xử lý kỷ luật nhân viên cần lưu ý những vấn đề gì?

Cách giải quyết các tình huống Thuế thường gặp trong doanh nghiệp