Kinh nghiệm Các cách xử lý đơn giản khi chuyển tiền từ tài khoản...

Các cách xử lý đơn giản khi chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản công ty

1261

Trong thực tế vấn đề chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang công ty và ngược lại là không thể tránh khỏi. Vậy thì trong trường hợp này, kế toán nên xử lý như thế nào cho hợp lý? Hãy tham khảo các cách xử lý dưới đây.

Cách xử lý khi chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản công ty

1. Chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản của công ty

Trong thực tiễn, thường xuyên xảy ra các trường hợp chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào tài khoản của công ty. Tài khoản của cá nhân có thể là tài khoản của giám đốc hay tài khoản của các nhân viên khác trong công ty.

Trong trường hợp này, kế toán hãy coi đó như 1 khoản tiền của công ty, được các cá nhân mượn. Thời điểm chuyển tiền chính là thời điểm trả lại. Theo đó, kế toán xử lý như sau:

– Kế toán phải lập hợp đồng hoặc biên bản mượn tiền giữa công ty với cá nhân, phiếu thu tiền.

– Kế toán tiến hành hạch toán như sau:

+ Khi cho mượn tiền, kế toán ghi tăng một khoản phải thu khác:

Nợ TK 1388 – Phải thu khác

Có TK 111

+ Khi cá nhân chuyển tiền vào tài khoản công ty, kế toán ghi giảm khoản phải trả khác:

Nợ TK 112

Có TK 1388 – Phải thu khác

2. Chuyển tiền từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân đang làm việc tại công ty

Ngoài trường hợp trên, việc chuyển tiền từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân là rất phổ biến. Tương tự như trên, tài khoản được công ty chuyển tiền vào có thể là tài khoản của giám đốc hay tài khoản của các nhân viên khác trong công ty. Có hai cách xử lý trường hơp này. Cụ thể như sau:

Coi khoản tiền chuyển là một khoản công ty mượn

Cách thứ nhất để xử lý là kế toán coi đây như một khoản tiền công ty mượn của cá nhân. Theo đó, kế toán cần thực hiện những công việc sau đây:

– Kế toán cần lập hợp đồng hoặc biên bản mượn tiền, lập phiếu thu tiền.

– Kế toán hạch toán như sau:

+ Khi công ty mượn tiền, kế toán ghi tăng khoản phải trả khác:

Nợ TK 111

Có TK 3388 – Phải trả khác

+ Khi chuyển tiền, kế toán ghi giảm khoản phải trả khác:

Nợ TK 3388 – Phải trả khác

Có TK 112

Coi khoản tiền chuyển là một khoản tạm ứng cho nhân viên

Cách xử lý thứ hai là coi đây như một khoản tiền tạm ứng cho cán bộ, nhân viên. Khi đó, kế toán cần thực hiện những công việc sau đây:

– Kế toán cần lập Giấy đề nghị tạm ứng, ủy nhiệm chi, phiếu thu tiền tạm ứng.

>> Giấy đề nghị tạm ứng là gì? Mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất

– Kế toán ghi sổ như sau:

+ Kế toán ghi tăng khoản tạm ứng:

Nợ TK 141 – Tạm ứng

Có TK 112

+ Khi chuyển từ tài khoản công ty sang cho cá nhân, kế toán ghi giảm tạm ứng:

Nợ TK 111

Có TK 141 – Tạm ứng.

3. Chuyển tiền từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân không làm việc tại công ty

Cách xử lý khi chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang tài khoản công ty

Trường hợp này cũng có 2 cách xử lý như sau:

Coi khoản tiền chuyển là khoản do công ty mượn và chuyển tiền trả lại

Trong trường hợp này, kế toán hãy coi đây là một khoản công ty mượn và chuyển tiền trả. Khi đó, kế toán cần thực hiện những công việc sau đây:

– Kế toán cần lập hợp đồng hoặc biên bản mượn tiền, lập phiếu thu tiền.

– Kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 111

Có TK 112.

Coi khoản tiền chuyển là tiền tạm ứng để mua hàng

Cụ thể, có thể coi đây là khoản tiền tạm ứng cho công ty bán hàng để mua hàng. Tuy nhiên do nhầm lẫn nên đã chuyển tiền vào tài khoản của cá nhân làm việc tại công ty đó nên xin hoàn lại hoặc không mua hàng nữa. Khi đó, kế toán xử lý như sau:

– Kế toán cần lập giấy đề nghị thanh toán, ủy nhiệm chi, phiếu thu tiền hoàn ứng.

– Kế toan ghi sổ như sau:

+ Ghi giảm khoản phải trả người bán:

Nợ TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 112

+ Khi chuyển tiền từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân của công ty khác:

Nợ TK 111

Có TK 331 – Phải trả người bán.

Trên đây là các cách xử lý việc chuyển tiền từ tài khoản cá nhân sang công ty và ngược lại. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời dịch bệnh Covid-19

Tải về miễn phí Luật phá sản mới nhất

Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 5%