Kinh nghiệm Kế toán cần lưu ý những điều này khi lương tối thiểu...

Kế toán cần lưu ý những điều này khi lương tối thiểu vùng tăng

244

Bắt đầu từ năm 2020, lương tối thiểu vùng được tăng. Đây là một tín hiệu vui cho người lao động. Tuy nhiên, kế toán cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề khi lương tối thiểu vùng được tăng.

Doanh nghiệp cần lưu ý những điều này khi lương tối thiểu vùng tăng

Mức lương tối thiểu vùng được tăng lên bao nhiêu?

Có thể thấy, mức lương tối thiểu vùng của năm 2020 được tăng lên như sau:

  • Vùng I. Năm 2019: 4.180.000 đồng/tháng – Năm 2020: 4.420.000 đồng/tháng
  • Vùng II. Năm 2019: 3.710.000 đồng/tháng– Năm 2020: 3.920.000 đồng/tháng
  • Vùng I. Năm 2019: 3.250.000 đồng/tháng– Năm 2020: 3.430.000 đồng/tháng
  • Vùng I. Năm 2019: 2.920.000 đồng/tháng– Năm 2020: 3.070.000 đồng/tháng

Như vậy, mức lương của năm 2020 tăng lên từ 150.000 – 240.000 đồng/tháng so với năm trước.

Những lưu ý doanh nghiệp phải làm khi lương tối thiểu vùng tăng

Khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi một số cơ chế.

Xây dựng lại bảng thang lương

Sự thay đổi của lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bảng thang lương. Thông thường, để có thể quy định cụ thể và hợp lý về chính xác cho người lao động, cho từng chức danh. Doanh nghiệp phải căn cứ vào trong mức lương tối thiểu vùng. Vì nếu không dựa vào đó, rất có thể sẽ xây dựng sai về bảng thang lương.

Như vậy, ngay khi mà mức lương tối thiểu vùng được tăng lên, doanh nghiệp cần phải tiến hành xây dựng lại bảng thang lương sao cho phù hợp. Tiến hành rà soát, thay đổi lại cơ chế trong doanh nghiệp.

Và doanh nghiệp cần lưu ý, đối với việc thay đối cơ chế trong bảng thang lương. Trước khi đưa nó vào thực hiện, doanh nghiệp cần phải tham khảo về ý kiến của tổ chức tập thể người lao động. Và doanh nghiệp cũng cần công khai tại nơi làm việc.

Sau khi đã xây dựng và thông báo trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải thông báo đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã và nộp hồ sơ tại đây.

Tăng tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm

Tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm cũng được dựa trên mức lương tối thiểu. Như vậy, khi mức lương này được tăng lên, doanh nghiệp cũng phải dựa vào đó mà tăng mức lương tháng đóng các khoản bảo hiểm của người lao động.

Tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm được quy định mà doanh nghiệp có thể tham khảo như sau:

Bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp cần lưu ý những điều này khi lương tối thiểu vùng tăng

Bảo hiểm xã hội bao gồm có quỹ ốm đau và quỹ thai sản. Quỹ tử tuất và quỹ hưu trí. Đối với mức đóng của các đối tượng tham gia được quy định như sau:

  • Quỹ ốm đau và thai sản: Doanh nghiệp đóng 3%; Người lao động đóng 0%; Người lao động nước ngoài đóng 0%
  • Quỹ hưu trí và tử tuất: Doanh nghiệp đóng 14%; Người lao động đóng 8%; Người lao động nước ngoài đóng 8%.

Bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp

Mức đóng của Bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp được quy định như sau: Doanh nghiệp đóng 0.5%; Người lao động đóng 0%; Người lao động nước ngoài đóng 0%

Bảo hiểm Y tế

Mức đóng Bảo hiểm Y tế được quy định như sau: Doanh nghiệp đóng 3%; Người lao động đóng 1,5%; Người lao động nước ngoài đóng 1,5%

Bảo hiểm thất nghiệp

Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: Doanh nghiệp đóng 1%; Người lao động đóng 1%.

Tổng cộng các mức phải đóng cho các đối tượng trên

Doanh nghiệp đóng 3%; Người lao động đóng 10.5%; Người lao động nước ngoài đóng 9.5%.

Tăng tiền nộp lệ phí Công đoàn

Đối với lệ phí Công đoàn trong các doanh nghiệp. Hàng tháng vẫn sử dụng mức lương tối thiểu để quy định về mức đóng lệ phí. Và dựa trên mức lương tối thiểu, sẽ quy định 2% trong tổng số mức lương.

Như vậy, khi mà mức lương tối thiểu vùng được tăng. Trong khoản 2% tiền nộp đó cũng cần phải được tăng lên theo mức lương tối thiểu.

Đối với lệ phí Công đoàn này, Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp sẽ phải nộp về cho Công đoàn cấp trên cơ sở. Sau đó Công đoàn cấp trên mới tiến hành trích lại cho Công đoàn cơ sở của doanh nghiệp 69% kinh phí để hoạt động.  Và Công đoàn cấp trên chỉ giữ lại 31%.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, doanh nghiệp nhất định cần phải chú ý đến những điều này. Không chỉ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Mà còn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Xem thêm:

Những điểm quan trọng cần ghi nhớ khi Ký hợp đồng lao động

Làm sao để cùng được hưởng Trợ cấp thất nghiệp và Trợ cấp BHXH?

Bạn sẽ quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả hơn khi xem bài viết này