Kinh nghiệm Những quyền lợi thường bị xâm phạm nhất của người lao động

Những quyền lợi thường bị xâm phạm nhất của người lao động

351

Việc tuyển dụng đủ nhân sự cũng đang trở thành vấn đề đáng lo ngại trong nhiều doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng được điều này, có không ít những doanh nghiệp đã xâm phạm đến quyền lợi của người lao động.

Người lao động thường bị doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi nào?

Doanh nghiệp đòi giữ chứng chỉ, bằng cấp bản gốc của người lao động

Hành vi doanh nghiệp giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của người lao động vẫn xảy ra thường xuyên. Trong khi đó, việc giữ chứng chỉ và văn bằng gốc của người lao động đã nằm trong hành vi cấm. Được quy định ở trong Điều 20 Bộ luật Lao động 2012.

Tuy nhiên, hiện nay hành vi này vẫn còn xảy ra nhiều. Đặc biệt đối với những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Doanh nghiệp khó tìm được nhân lực phù hợp với công việc của mình. Vì thế đã cố tình giữ văn bằng và chứng chỉ gốc giống như một biện pháp để trói chân NLĐ.

Thực hiện không đúng quy định về thời gian thử việc

Thời gian thử việc của người lao động cũng đã được quy định rất rõ ràng. Trong Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 đã quy định cụ thể về thời gian thử việc của NLĐ. Đối với mỗi công việc, NLĐ sẽ chỉ thử việc duy nhất một lần. Và mỗi lần thử việc sẽ không được quá 60 đối với những công việc cần có trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Còn đối với những công việc không cần đến trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Thời gian thử việc không được vượt quá 30 ngày. Đối với những công việc khác, thời hạn thử việc tối đa không được vượt quá 6 ngày.

Và có thể thấy, có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã lạm dụng thời gian thử việc của NLĐ. Thường sẽ cho NLĐ thử việc với thời gian tối đa hoặc vượt thời gian quy định.

Doanh nghiệp trả lương cho người lao động không đúng thời hạn

Người lao động thường bị doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi nào?

Theo như quy định của pháp luật, người lao động phải được doanh nghiệp trả đầy đủ lương và đúng hạn như trong hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên, có không ít những trường hợp doanh nghiệp trả lương không đúng hạn. Và thường sẽ lấy lý do tình hình sản xuất của công ty đang gặp khó khăn.

Và cũng trong quy định của Luật lao động, khi mà doanh nghiệp không thể trả lương cho NLĐ đúng hạn. Doanh nghiệp phải trả lương chậm nhất trong vòng 1 tháng. Và khi đã trả lương chậm, doanh nghiệp phải trả thêm cho NLĐ một khoản bù bằng số tiền gửi lãi 1 tháng trong Ngân hàng Nhà nước hiện hành.

Tuy nhiên, hiện nay khi các doanh nghiệp trả lương chậm. Thường sẽ không thực hiện theo đúng quy định này.

Để cho NLĐ làm việc quá số giờ quy định

Như ở trong Điều 104 Bộ luật Lao động 2012, giờ làm việc trung bình của người lao động không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.

Nhưng có thể thấy rằng, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp vì lý do quá nhiều công việc cần phải giải quyết và không thể kip với tiến độ công việc. Nên đã để cho NLĐ làm thêm giờ. Nhưng điều đáng nói, mặc dù làm việc thêm ngoài giờ nhưng NLĐ lại không được doanh nghiệp tính là làm tăng ca.

Không thực hiện quy định khi hết hạn hoãn hợp đồng

Có thể thấy, trong quy định về hoãn hợp đồng lao động. Sau khi đã hết thời hạn hoãn, NLĐ phải quay trở lại công ty để nhận công việc trong vòng 15 ngày. Và bên người sử dụng lao động có trách nhiệm phải nhận lại NLĐ sau khi đã hết thời hạn hoãn hợp đồng.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công ty đã không chấp hành theo quy định. Công ty thường sẽ không nhận lại những NLĐ hoãn hợp đồng vì lý do đi tù, đi cải tạo hoặc vào trại cai nghiện. Bên cạnh đó, còn có nhiều công tìm cố tình tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động.

Không cho lao động nữ nghỉ ngơi trong thời gian hành kinh

Có thể nhiều NLĐ nữ không biết, trong khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 đã quy định. Trong thời gian hành kinh, mỗi lao động nữ sẽ được nghỉ 30 phút trong mỗi ngày làm việc. Điều này được quy định vào trong độc quyền thai sản của người lao động nữ.  Tuy nhiên, nhiều lao động nữ không biết hoặc vì lý do ngại nên đã không nghỉ chế độ này.

Xem thêm:

Thời gian thử việc có thể lên đến 6 tháng kể từ năm 2021

Bảo hiểm thất nghiệp 2020: Làm thế nào để được hưởng nhanh nhất?

Tải về mẫu số 09/XN-NPT-TNCN: Kê khai người trực tiếp nuôi dưỡng