Quy định Bảo Hiểm Hiểu đúng về Tỷ lệ trích và mức tiền đóng Bảo hiểm...

Hiểu đúng về Tỷ lệ trích và mức tiền đóng Bảo hiểm theo lương 2020

501

Đối với các khoản Bảo hiểm theo lương 2020 sẽ bao gồm có; Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phí Công đoàn. Như vậy, những khoản này có tỷ lệ trích và mức tiền lương đóng lệ phí như thế nào? Hãy theo dõi nội dung  bài viết này.

Bảo hiểm theo lương 2020: tỷ lệ trích và mức tiền lương đóng Bảo hiểm

Tỷ lệ các khoản trích Bảo hiểm theo lương 2020

Tỷ lệ Bảo hiểm theo lương 2020 sẽ được quy định dựa trên Quyết định 595/2017QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Đối với Bảo hiểm xã hội:

+ Tỷ lệ trích vào trong chi phí doanh nghiệp: 17,5%

+ Tỷ lệ % trích vào lương của người lao động: 8%

+ Tổng cộng: 25,5%

  • Đối với Bảo hiểm Y tế:

+ Tỷ lệ trích vào trong chi phí doanh nghiệp: 3%

+ Tỷ lệ % trích vào lương của người lao động: 1,5%

+ Tổng cộng: 3,5%

  • Đối với Bảo hiểm thất nghiệp:

+ Tỷ lệ trích vào trong chi phí doanh nghiệp: 1%

+ Tỷ lệ % trích vào lương của người lao động: 1%

+ Tổng cộng: 2%

  • Tổng tỷ lệ các khoản trích Bảo hiểm theo lương 2020:

+ Tỷ lệ trích vào trong chi phí doanh nghiệp: 21,5%

+ Tỷ lệ % trích vào lương của người lao động: 10,5%

+ Tổng cộng: 32%

  • Đối với kinh phí Công đoàn:

+ Tỷ lệ trích vào trong chi phí doanh nghiệp: 2%

+ Tỷ lệ % trích vào lương của người lao động: 0%

+ Tổng cộng: 2%

Tóm lại:

  • Mỗi tháng, các doanh nghiệp cần phải trích nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội và Cơ quan Liên đoàn quận huyện như sau:

+ Doanh nghiệp nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội tổng cộng 32%

+ Doanh nghiệp nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội tổng cộng 2%

Số tiền nộp sẽ được tính dựa trên căn cứ tổng số tiền lương mà doanh nghiệp cho trả cho người lao động.

Mức tiền lương để đóng chi phí cho Bảo hiểm năm 2020

Bảo hiểm theo lương 2020: tỷ lệ trích và mức tiền lương đóng Bảo hiểm

Mức tiền lương để đóng các khoản chi phí như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế và chi phí Công đoàn. Các khoản này sẽ dựa trên số tiền lương được ghi ở trong hợp đồng làm việc. Và lưu ý, số tiền đóng Bảo hiểm 2020 sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tiền lương tháng để đóng Bảo hiểm sẽ bao gồm mức lương cơ bản, số tiền phụ cấp và số tiền trợ cấp đóng. Cộng thêm một số khoản bổ sung khác theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm.

  • Mức lương thấp nhất để đóng Bảo hiểm không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng.

Ví dụ:

Một người lao động thuộc Vùng I, mức lương tối thiểu của Vùng I năm 2020 bằng 4.420.000 đồng. Như vậy, số tiền lương để đóng Bảo hiểm hàng tháng ít nhất phải bằng 4.420.000 đồng.

  • Mức tiền lương tối đa để đóng Bảo hiểm xã hội sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở

Ví dụ: Một người làm việc ở Vùng I, có mức lương cơ sở bằng 4.420.000 đồng. Như vậy, mức lương tối đa để đóng Bảo hiểm của người này tương đương: 4.420.000 x 20 = 88.400.000 đồng

Những đối tượng phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc trong năm 2020

Những đối tượng bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc năm 2020, bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm Y tế. Cụ thể như sau:

  • Những người làm việc dựa trên Hợp đồng lao động và không xác định thời gian
  • Những người làm việc dựa trên Hợp đồng lao động và có xác định thời hạn
  • Những người làm các công việc theo mùa vụ
  • Những người làm các công việc cố định và có thời hạn làm việc từ 3 tháng đến 12 tháng trở lên.
  • Những người lao động làm việc dựa trên hợp đồng và có thời hạn làm việc từ 1 tháng cho đến 3 tháng
  • Những người làm việc ở vị trí quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã và có nhận tiền lương
  • Đối với những người lao động có làm việc và ký kết hợp đồng với hai người trở lên. Sẽ nộp tiền Bảo hiểm dựa trên hợp đồng đầu tiên và hợp đồng có mức lương cao nhất.

Kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, sau 30 ngày, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục tham gia Bảo hiểm cho người lao động. Nếu doanh nghiệp làm chậm hoặc cố tình không đăng ký. Sẽ bị xử phạt hành chính theo Luật Bảo hiểm hiện hành của Việt Nam

Xem thêm:

Cần lưu ý các điểm này khi hạch toán tiền lương để trở thành kế toán giỏi

5 lý do chứng minh ngành Kế toán luôn hấp dẫn với giới trẻ

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên