Mẫu hợp đồng - lao động Mời tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán...

Mời tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán mới nhất

1540

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán này được ban hành kèm theo Thông tư 200Thông tư 33 của Bộ Tài chính. Mời bạn đọc tham khảo và tải về.

Mời tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán mới nhất

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là gì?

Chấm dứt hợp đồng giao khoán

Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận giữa người giao khoán và người nhận giao khoán về khối lượng, nội dung công việc khoán, thời gian làm việc cũng như trách nhiệm và quyền lợi của các bên.Như vậy, bên nhận khoán phải hoàn thành công việc theo yêu cầu của bên giao khoán. Sau đó bên giao khoán sẽ thanh toán thù lao cho bên nhận khoán theo khối lượng công việc đã làm.

>>> Tải về mẫu hợp đồng giao khoán mới nhất năm 2020

Sau khi công việc hoàn thành, 2 bên tiến hành chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình hợp đồng diễn ra, hai bên có thể chấm dứt hợp đồng trước khi công việc khoán được hoàn thành toàn bộ. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422, Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể gồm 6 trường hợp sau:

– Chấm dứt hợp đồng do hợp đồng đã được hoàn thành.

– Chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận của các bên.

– Chấm dứt hợp đồng do cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.

– Chấm dứt hợp đồng do hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.

– Chấm dứt hợp đồng do hợp đồng không thể thực hiện được. Nguyên nhân không thực hiện được là do đối tượng của hợp đồng không còn.

– Chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà các bên không thể thỏa thuận được việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán

Khi chấm dứt hợp đồng, hai bên phải thỏa thuận và lập Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng. Về bản chất, thanh lý hợp đồng chính là việc hai bên quyết định chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận.

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán hay còn gọi là Biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán. Như vậy, Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là biên bản xác nhận, nghiệm thu khối lượng công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành khi chấm dứt hợp đồng giao khoán. Đây là căn cứ để hai bên giao khoán thanh toán hợp đồng.

Biên bản này được lập thành 4 bản. Trong đó bên giao khoán và bên nhận giao khoán mỗi bên giữ 2 bản.

Tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán

Biên bản thanh lý này được ban hành kèm theo Thông tư 200Thông tư 33 của Bộ Tài chính. Mời bạn đọc tham khảo và tải về:

Theo Thông tư 200: tải về TẠI ĐÂY.

Mời tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán mới nhất

Theo Thông tư 133: tải về TẠI ĐÂY.

Mời tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán mới nhất

Hướng dẫn ghi Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán

– Dòng “Đơn vị”, “Bộ phận”: điền tên đơn vị, bộ phận chịu trách nhiệm với bản thanh lý hợp đồng này.

– Dòng “Số”: ghi số hiệu của biên bản.

– Dòng “Ngày… Tháng… Năm…”: điền thời gian làm bản thanh lý.

– Dòng “Họ và tên”, “Chức vụ”, “ Đại diện” , “Bên giao khoán”: ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện bên giao khoán.

– Dòng “Họ và tên”, “Chức vụ”, “ Đại diện” , “Bên nhận khoán”: ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện bên nhận khoán.

– Dòng “Cùng thanh lý Hợp đồng số … ngày… tháng … năm …”: điền số hiệu, thời điểm ký của hợp đồng giao khoán cần thanh lý.

– Dòng “Nội dung công việc đã được thực hiện”: ghi khối lượng công việc đã thực hiện.

– Dòng “Giá trị hợp đồng đã thực hiện”: ghi giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.

– Dòng “Bên… đã thanh toán cho bên… số tiền là….”: ghi số tiền mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán.

– Dòng “Số tiền bị phạt do bên… vi phạm hợp đồng”: điền số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng (nếu có).

– Dòng” Số tiền bên…. còn phải thanh toán cho bên…”: ghi rõ số tiền mà bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán.

– Dòng “Kết luận”: hai bên đưa ra kết luận và các kiến nghị cần thiết.

– Biên bản thanh lý phải có đầy đủ:

+ Chữ ký, họ tên của đại diện bên nhận khoán.

+ Chữ ký, họ tên, đóng dấu của đại diện bên giao khoán.

Xem thêm:

Phương pháp kế toán tài khoản 611 – Mua hàng theo Thông tư 200

Đã có quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, BHTN

Mời tải về mẫu Giấy đi đường mới nhất năm 2020