Mẫu chứng từ tiền tệ Mời tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) theo...

Mời tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) theo Thông tư 200 và Thông tư 133

21013

Kiểm kê quỹ tiền mặt tại doanh nghiệp là công việc quan trọng của kế toán. Kết quả kiểm kê phải được phản ánh trên Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt. Ketoan.vn xin cung cấp cho bạn đọc mẫu Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Mời bạn đọc tham khảo và tải về mẫu tại đây.

Mời tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ tiền mặt theo Thông tư 200 và 133

Mẫu bảng kiểm kê quỹ

Bảng kiểm kê quỹ là gì?

Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt (dùng cho VND) là tài liệu phản ánh số tiền bằng VND tồn quỹ thực tế. Đồng thời phản ánh số quỹ thừa, thiếu so với sổ quỹ. Như vậy thông qua Bảng kiểm kê, doanh nghiệp có thể đối chiếu chênh lệch về tiền mặt giữa sổ sách và thực tế. Từ đó doanh nghiệp đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời.

Kiểm kê quỹ là việc vô cùng quan trọng đối với kế toán. Kế toán phải tiến hành kiểm kê theo:

– Kiểm kê định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm.

– Kiểm kê đột xuất khi cần thiết.

– Kiểm kê khi bàn giao quỹ.

Khi tiến hành kiểm kê, kế toán cần tuân thủ những điều sau:

– Trước khi tiến hành kiểm kê, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi. Đồng thời thủ quỹ phải tính số tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

– Khi kiểm kê phải lập Ban kiểm kê. Thành viên của Ban kiểm kê phải có kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán và thủ quỹ. Đây là những người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với quỹ tiền mặt.

– Khi kiểm kê, ban kiểm kê phải kiểm kê chi tiết từng loại tiền và ghi chi tiết trên Bảng kiểm kê.

– Nếu kết quả kiểm kê phát sinh chênh lệch, Ban kiểm kê phải báo cáo giám đốc để xem xét tìm cách giải quyết hợp lý.

Tải về mẫu Bảng kiểm kê quỹ

Mời bạn đọc tải về mẫu Bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 200 TẠI ĐÂY.

Mời bạn đọc tải về mẫu Bảng kiểm kê quỹ theo Thông tư 133 TẠI ĐÂY.

Mời tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ tiền mặt theo Thông tư 200 và 133

Ban kiểm kê quỹ lập Bảng kiểm kê thành 2 bản và lưu giữ tại:

– Một bản do thủ quỹ giữ.

– Một bản do kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán giữ.

Hướng dẫn viết bảng kiểm kê quỹ

– Dòng “Đơn vị”, “Địa chỉ”: điền tên đơn vị, địa chị đơn vị.

– Dòng “Giờ… Ngày… Tháng… Năm”: điền thời gian tiến hành kiểm kê quỹ.

– Dòng “Ông/Bà”: điền họ tên của những thành viên tiến hành kiểm kê.

– Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: ghi số dư quỹ theo số liệu trên sổ quỹ.

– Dòng “Số kiểm kê thực tế”: ghi căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế. Ghi chi tiết theo từng loại tiền.

– Dòng “Chênh lệch”: điền số chênh lệch giữa “Số dư theo sổ quỹ” và “Số kiểm kê thực tế”.

– Dòng “Lý do”: điền nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch  giữa “Số dư theo sổ quỹ” và “Số kiểm kê thực tế”. Bảng kiểm kê cần phải xác định và ghi rõ lý do gây ra thừa quỹ hoặc thiếu quỹ.

– Dòng “Kết luận sau khi kiểm kê quỹ”: điền kết luận tồn quỹ đủ, thừa hay thiếu. Có thể nêu ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê.

Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký của kế toán trưởng, thủ quỹ và người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ (trưởng ban kiểm kê).

Trên đây, Ketoan.vn đã cung cấp cho bạn đọc mẫu Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn đọc chủ động trong công việc kiểm kê quỹ hằng kỳ. Chúc các bạn thành công.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán vốn bằng tiền, kế toán các khoản đầu tư, các khoản phải thu, phần mềm tự động hạch toán các chứng từ thu, chi tiền theo từng loại tiền (nội tệ, ngoại tệ) giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu và dự báo dòng tiền thu, chi trong tương lai giúp doanh nghiệp tối ưu vòng quay vốn.

Anh chị tìm hiểu thêm về nghiệp vụ Quỹ trên phần mềm kế toán MISA SME.NET tại link dưới đây:

Xem thêm:

Mời tải về mẫu Giấy đi đường mới nhất năm 2020

Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)

Mời tải về mẫu Biên bản đối chiếu công nợ mới nhất

Mời tải về mẫu bảng chấm công theo ca (file Excel)