Mẫu chứng từ tài sản cố định Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ...

Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)

2093

Trong doanh nghiệp có tài sản cố định, trích khấu hao là việc không thể thiếu của kế toán. Để tính và phân bổ khấu hao trở nên dễ dàng, kế toán thường phản ánh và theo dõi khấu hao trong bảng tính. Mời bạn đọc tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo Thông tư 200 tại bài viết dưới đây.

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ là gì?

Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định là tài liệu theo dõi số khấu hao TSCĐ phải trích đồng thời phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

Nội dung của Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)

– Các cột dọc của bảng tính phản ánh số khấu hao tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ. Ví dụ tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý phản ánh vào tài khoản 642, dùng cho hoạt động bán hàng phản ánh vào tài khoản 641…

– Các hàng ngang của bảng tính phản ánh:

+ Số khấu hao tính trong tháng trước.

+ Số khấu hao tăng trong tháng.

+ Số khấu hao giảm trong tháng.

+ Số khấu hao trích trong tháng này.

Hướng dẫn ghi Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

Hàng ngang của bảng tính

– Hàng ngang “số khấu hao đã tính tháng trước”: số liệu này lấy từ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.
– Hàng ngang “số khấu hao tăng trong tháng”: ghi chi tiết cho từng tài sản cố định tăng trong tháng.

– Hàng ngang “số khấu hao giảm trong tháng”: ghi chi tiết cho từng tài sản cố định giảm trong tháng.

– Hàng ngang “số khấu hao trích trong tháng này”:

“Số khấu hao trích trong tháng này” = “Số khấu hao đã tính tháng trước” + “Số khấu hao tăng trong tháng” – “Số khấu hao giảm trong tháng”

Số liệu tại dòng “khấu hao trích tháng này” là căn cứ để ghi Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Xác định tỷ lệ khấu hao

Để xác định tỉ lệ khấu hao hay thời gian trích khấu hao của TSCĐ, kế toán cần căn cứ vào Khung trích khấu hao các loại TSCĐ. Khung trích khấu hao ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại đây: Hướng dẫn xác định thời gian khấu hao tài sản cố định

Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Tùy theo tính chất, các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp tính khấu hao khác nhau. Có 3 phương pháp phổ biến là:

  • Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng.
  • Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần.
  • Phương pháp trích khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm.

Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng

Mức trích khấu hao được tính như sau:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao

Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần

Mức trích khấu hao được tính như sau:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định

x

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Phương pháp trích khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm

Mức trích khấu hao được tính như sau:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

x

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Tải về Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)

Mời bạn đọc tải về Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định tại đây:

FILE WORD

FILE EXCEL

Xem thêm:

Hàng tồn kho là gì? Phương pháp kế toán và cách xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Mời tải về mẫu Biên bản đối chiếu công nợ mới nhất

Mời tải về mẫu bảng chấm công theo ca (file Excel)