Kế Toán Tổng Hợp Định khoản - Hạch toán Hướng dẫn hạch toán trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh...

Hướng dẫn hạch toán trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

4158

Khi doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, kế toán tại bên mua phải phản ánh giá phí hợp nhất đồng thời ghi nhận tài sản và các khoản nợ phải gánh chịu. Ketoan.vn xin cung cấp cách hạch toán nghiệp vụ này tại bài viết dưới đây.

Hướng dẫn hạch toán trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

Hạch toán trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp

Nguyên tắc chung

Khi sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận sáp nhập (bên mua) vẫn tồn tại. Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt tư cách pháp nhân và trở thành một phần của bên mua. Kế toán tại doanh nghiệp nhận sáp nhập (bên mua) ghi sổ kế toán và trình bày trên báo cáo tài chính theo các nguyên tắc sau:

– Tại ngày mua, bên mua sẽ xác định và phản ánh giá phí hợp nhất kinh doanh.

– Bên mua phải ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu theo giá trị hợp lý tại ngày mua trên báo cáo tài chính riêng của mình. Kể cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng (nếu có) mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó.

– Nếu có khoản lợi thế thương mại dương: phản ánh là tài sản trên báo cáo tài chính riêng của bên mua để phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

– Nếu phát sinh lợi thế thương mại âm (lãi do mua rẻ): bên mua phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả có thể xác định, nợ tiềm tàng (nếu có) và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu sau khi điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì ghi nhận vào lãi hoặc lỗ tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.

Hạch toán khi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

Bên mua thanh toán cho bên bị sáp nhập bằng tiền hoặc tương đương tiền

Kế toán tại bên mua ghi sổ kế toán như sau:

*Ghi nhận tài sản, nợ phải trả,…:

Nợ TK liên quan (131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213): ghi theo giá trị hợp lý của các tài sản

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước: khi phát sinh lợi thế thương mại

Có TK 311, 341, 342: giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu

Có TK 111, 112, 121:  tổng số tiền thanh toán cho bên bị sáp nhập.

*Định kỳ, bên mua phân bổ lợi thế thương mại vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Thời gian phân bổ tối đa 10 năm.

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 242 – Chi phí trả trước

Bên mua thanh toán bằng việc phát hành cố phiếu

Kế toán bên mua ghi sổ như sau:

*Ghi nhận tài sản, nợ phải trả,…:

Nợ TK liên quan (131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213): giá trị hợp lý của các tài sản

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước: khi phát sinh lợi thế thương mại

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu

Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu: giá trị cổ phiếu theo mệnh giá

Có TK 311, 331, 341, 342: giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu

*Phản ánh chi phí liên quan đến việc phát hành cổ phiếu:

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần

Có TK 111, 112

*Định kỳ, bên mua phân bổ lợi thế thương mại vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Thời gian phân bổ tối đa 10 năm.

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có TK 242 – Chi phí trả trước

Hạch toán trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp

Hướng dẫn hạch toán trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp

Trường hợp này cần xác định một trong các đơn vị tham gia hợp nhất là bên mua. Thông thường đơn vị tham gia hợp nhất tồn tại trước khi hợp nhất sẽ là bên mua. Hoặc đơn vị có giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả lớn nhất trong các đơn vị tham gia hợp nhất sẽ là bên mua.

Sau khi xác định được bên mua, kế toán sẽ tiến hành xác định giá phí hợp nhất kinh doanh và thực hiện ghi nhận tương tự trường hợp sáp nhập.

Trên đây là hướng dẫn hạch toán khi doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)

Phương pháp kế toán tài khoản 611 – Mua hàng theo Thông tư 200

Mời tải về mẫu Biên bản đối chiếu công nợ mới nhất