Kinh nghiệm Hướng dẫn tính thuế TNCN năm 2020 của cán bộ, công chức

Hướng dẫn tính thuế TNCN năm 2020 của cán bộ, công chức

848

Đã sắp kết thúc thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật, nhưng vẫn còn nhiều cá nhân, tổ chức băn khoăn về cách tính thuế. Trong bài viết này, ketoan.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách tính thuế TNCN năm 2020 của cán bộ, công chức. Thu nhập tính thuế của các bộ, công chức bao gồm tiền lương, tiền trợ cấp, phụ cấp (không gồm nguồn thu từ kinh doanh, quà tặng…). Vì vậy sẽ tính thuế theo phương pháp biểu lũy tiến từng phần, gồm 7 bậc thuế.

tính thuế TNCN của cán bộ, công chức 2020

1. Tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Thu nhập của cán bộ, công chức từ tiền lương hàng tháng là thu nhập chịu thuế; bao gồm “Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền”; cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp.

Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương của cán bộ, công chức:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó,

Thu nhập tính thuế  =  thu nhập chịu thuế (tiền lương, tiền công, phụ cấp,…)  –  các khoản giảm trừ 

  • Giảm trừ gia cảnh: giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9 triệu đồng/người/tháng; giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/người/tháng.
  • Các khoản bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Các khoản đóng góp tự nguyện, thiện nguyện, khuyến học, nhân đạo.

Thu nhập chịu thuế  =  Tổng thu nhập  –  các khoản được miễn

Thuế suất: đối với thu nhập từ tiền lương của cán bộ, công chức, thuế suất thu nhập cá nhân phụ thuộc vào biểu thuế lũy tiến từng phần; thuế suất được định theo từng bậc riêng, bậc càng cao thuế suất càng cao. Cụ thể

Biểu thuế

Phần thu nhập tính thuế (triệu đồng/năm)

Phần thu nhập tính thuế (triệu đồng/tháng)

Thuế suất

1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

2. Các bước tính thuế thu nhập cá nhân cán bộ, công chức

Theo các công thức đề cập ở phần 1, ta có các bước chuẩn bị để tính thuế TNCN năm 2020 cho cán bộ, công chức như sau:

Tính tổng thu nhập —> Xác định các khoản được miễn —> Tính thu nhập chịu thuế —> Xác định các khoản giảm trừ —> Tính thu nhập tính thuế —-> Tính thuế TNCN phải nộp.

Kết quả hình ảnh cho cách tính thuế TNCN của cán bộ, công chức 2020 ketoan.vn

3. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức từ tiền lương là tổng số thuế tính theo tứng bậc thu nhập.

Được biết,

Số thuế tính theo từng bậc thu nhập  =  thu nhập tính thuế theo bậc thu nhập  x  thuế suất tương ứng với bậc thu nhập

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp tính thuế rút gọn để thuận tiện, nhanh gọn hơn cho việc tính toán (theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC):

Bậc Thu nhập tính thuế (triệu đồng/tháng) Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 5% 0 + 5% TNTT (thu nhập tính thuế) 5% TNTT
2 Trên 5 đến 10 10% 0,25 + 10% TNTT trên 5 triệu đồng 10% TNTT – 0,25 triệu đồng
3 Trên 10 đến 18 15% 0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng 15% TNTT – 0,75 triệu đồng
4 Trên 18 đến 32 20% 1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng 20% TNTT – 1,65 triệu đồng
5 Trên 32 đến 52 25% 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng 25% TNTT – 3,25 triệu đồng
6 Trên 52 đến 80 30% 9,75 triệu đồng  + 30% TNTT trên 52 triệu đồng 30 % TNTT – 5,85 triệu đồng
7 Trên 80 35% 18,15 triệu đồng  + 35% TNTT trên 80 triệu đồng 35% TNTT – 9,85 triệu đồng

Ví dụ

Để rõ hơn về cách tính thuế TNCN này, cùng tham khảo ví dụ sau:

Ví dụ: Bà Phan Minh Ngọc là cán bộ Tư pháp, lương và phụ cấp tháng 1/2020 là 13 triệu đồng. Được biết bà Ngọc có người phụ thuộc. Trong tháng 1-2020, bà Ngọc không tham gia đóng góp từ thiện, nhân đạo hay khuyến học.

Bước 1: Xác định thu nhập tính thuế.

Thu nhập tính thuế được tính như sau: Thu nhập tính thuế = 13.000.000 – 3.600.000 = 9.400.000 đồng (9,4 triệu đồng). Như vậy, thu nhập tính thuế của bà Ngọc là 9,4 triệu đồng và thuộc bậc 2 (trong cách tính trên không trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc vì lương nhận hàng tháng đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định).

Bước 2. Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Vì thu nhập tính thuế trong tháng 1/2020 của bà Ngọc là 9,4 triệu đồng. Nên chỉ cần lấy thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất của bậc 2 là 10%. Số thuế TNCN bà Ngọc phải nộp = 9,4 triệu đồng x 10% = 940.000 đồng.

Phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần thường được áp dụng khi tính thuế TNCN năm 2020 của cán bộ, công chức. Cách tính này khá đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cao. Các bạn hãy lưu lại để sử dụng khi cần nhé.

Xem thêm:

Cách tính lương làm thêm giờ, làm ban đêm, ngày lễ mới nhất năm 2020

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng

Hướng dẫn kế toán tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt