Hóa đơn Hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử: Ai phải sử dụng theo đợt phát sinh?

Hóa đơn điện tử: Ai phải sử dụng theo đợt phát sinh?

549

Cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh là một nội dung mới trong dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Đối tượng nào được cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh và làm thế nào để xin cấp sẽ là nội dung được Ketoan.vn đề cập trong bài viết dưới đây.

Sử dụng hóa đơn điện tử: Ai phải sử dụng theo đợt phát sinh?

Đối tượng nào sử dụng hóa đơn điện tử theo lần phát sinh?

Khi sử dụng hóa đơn bán hàng

Trong quá trình bán hàng, những đối tượng cần phải có mã của cơ quan Thuế trong từng lần cấp hóa đơn điện tử. Những đối tượng này đã được quy định rõ trong điểm a khoản 4 Điều 6 Thông tư 68/2019/TT-BTC. Bao gồm:

  • Những đối tượng thuộc hộ, cá nhân khi kinh doanh. Nhưng những đối tượng này lại không đáp ứng được đủ điều kiện sử dụng các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế. Tuy nhiên, trong những giao dịch phát sinh, các đối tượng này cần phải có hóa đơn để đưa cho khách hàng.

Những đối tượng hộ, cá nhân kinh doanh này sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử dựa trên những quy định. Quy định này dựa theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Trong quy mô kinh doanh, cần sử dụng thường xuyên từ 10 người lao động trở lên
  • Người kinh doanh cần có quá trình ghi chép sổ sách kế toán
  • Đối với các khoản doanh thu của năm trước liền kề cần phải đảm bảo:

+ Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, xây dựng. Số doanh thu phải đạt từ 3 tỉ đồng trở lên.

+ Đối với kinh doanh lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Số doanh thu phải đạt từ 10 tỉ đồng trở lên.

Như vậy, khi doanh nghiệp của bạn không đáp ứng được những điều kiện trên. Sẽ phải sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Một số những đối tượng khác sử dụng hóa đơn điện tử

  • Những cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng kinh doanh. Tuy nhiên lại có phát sinh việc buôn bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
  • Những doanh nghiệp khi đã ở trong tình trạng phá sản, giải thể, mã số thuế không còn hiệu lực để sử dụng. Tuy nhiên vẫn có hoạt động mua bán và cấn có hóa đơn đưa cho người mua.
  • Một số những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc những đối tượng cần phải nộp Thuế GTGT. Yêu cầu nộp theo phương thức trực tiếp và thuộc những trường hợp quy định dưới đây:

+ Khi doanh nghiệp đã ngừng việc hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mã số thuế của doanh nghiệp này vẫn chưa bị chấm dứt hiệu lực. Sau khi ngừng hoạt động, doanh nghiệp có những phát sinh như thanh lý tài sản.  Vậy nên, doanh nghiệp cần phải có hóa đơn để đưa cho khách mua hàng.

+ Khi doanh nghiệp đã đến ngày tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, lại có những hoạt động buôn bán nằm trong hợp đồng đã ký kết trước ngày cơ quan Thuế ấn định tạm ngừng. Cần có hóa đơn để doanh nghiệp đưa cho khách hàng.

+ Những doanh nghiệp bị cơ quan Thuế cưỡng chế lại. Bằng hình thức không cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong các trường hợp. Nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải có hóa đơn để đưa cho khách hàng.

Đối với việc sử dụng hóa đơn GTGT theo lần phát sinh

Những trường hợp sử dụng hóa đơn GTGT theo từng lần phát sinh, được quy định như sau:

  • Các doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh, các hộ kinh doanh, tổ chức khác thực hiện kinh doanh. Cần phải nộp thuế GTGT dưới hình thức khấu trừ. Thuộc một số các trường hợp như sau:

+ Ngừng việc hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mã số thuế của doanh nghiệp này vẫn chưa bị chấm dứt hiệu lực. Sau khi ngừng hoạt động, doanh nghiệp có những phát sinh như thanh lý tài sản.  Vậy nên, doanh nghiệp cần phải có hóa đơn để đưa cho khách mua hàng.

+ Doanh nghiệp đã đến ngày tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, lại có những hoạt động buôn bán nằm trong hợp đồng đã ký kết trước ngày cơ quan Thuế ấn định tạm ngừng. Cần có hóa đơn để doanh nghiệp đưa cho khách hàng.

+ Doanh nghiệp bị cơ quan Thuế cưỡng chế lại. Bằng hình thức không cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong các trường hợp. Nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải có hóa đơn để đưa cho khách hàng.

  • Những tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân không thuộc vào diện nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nhưng những doanh nghiệp này có hoạt động bán đầu giá tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp đấu giá thành công mà giá đấu giá lại là giá đã được được ấn định thuế GTGT trong hồ sơ trước đó. Trường hợp này, doanh nghiệp cần có hóa đơn để đưa cho khách hàng.

Xem thêm:

BHYT 5 năm liên tục: Điều kiện, thủ tục, quyền lợi hưởng chế độ

Viết sai hóa đơn GTGT cần giải quyết như thế nào?

Thời hạn lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, báo cáo của kế toán