Quy định Bảo Hiểm BHYT 5 năm liên tục: Điều kiện, thủ tục, quyền lợi hưởng...

BHYT 5 năm liên tục: Điều kiện, thủ tục, quyền lợi hưởng chế độ

560

Năm 2020 có nhiều sự thay đổi về chính sách của người lao động. Đặc biệt, trong đó có sự thay đổi của BHYT. Đối với chế độ BHYT 5 năm liên tục, càng có nhiều quyền lợi được hưởng hơn cho người lao động khi tham gia.

Bản chất của Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục

Đối với những người khi tham gia BHYT trong vòng 5 năm. Thời gian gián đoạn  BHYT không được quá 5 năm. Đó được gọi là BHYT 5 năm liên tục. Dựa trên căn cứ Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP để xác định về khái niệm này.

Nếu người tham gia bảo hiểm muốn xác định về thời điểm nào sẽ đủ 5 năm, có thể dựa vào yếu tố sau. Trên thẻ Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của người tham gia BHYT. Sẽ có dòng chữ “ Thời hạn đủ 5 năm, bắt đầu từ ngày…/…/…/. Đối với những người tham gia bảo hiểm, khi chưa đủ năm liên tục. Trên thẻ BHYT của họ sẽ không được in những dòng chữ này. Cách xác định này đã có căn cứ dựa trên khoản 1 Điều 3 Quyết định 1313/QĐ-BHXH.

Tham gia BHYT 5 năm liên tục có quyền lợi gì?

Việc tham gia BHYT sẽ đem đến cho bạn rất nhiều quyền lợi. Đặc biệt, trong trường hợp bạn bị ốm đau và phải nhập viện. Đối với những người khi tham gia BHYT 5 năm trở lên, quyền lợi của người tham gia lại càng được nâng lên nhiều hơn.

Đối với quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm đã được quy định rõ ở trong khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014. Khi người tham gia BHYT 5 năm bị bệnh, sẽ được chi trả 100% số tiền chi phí khám chữa bệnh. Trong đó, số tiền cùng chi trả cho việc khám, chữa bệnh sẽ lớn hơn tổng số 6 tháng lương cơ sở cộng lại. Trừ trường hợp khi người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh trái tuyến.

Thông thường, khi những người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh. Số lệ phí phải trả cho việc khám chữa bệnh khoảng 95% hoặc 80%. Tuy nhiên, đối với những người khi tham gia BHYT 5 năm, sẽ không cần trả bất cứ khoản nào, kể cả khoản 5% và 20% còn lại.

Hưởng Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục cần đáp ứng điều kiện gì?

BHYT 5 năm liên tục: Điều kiện, thủ tục, quyền lợi hưởng chế độ

Khi bạn muốn hưởng Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, bạn cần phải đảm bảo được những điều kiện như sau:

  • Là người đã tham gia BHYT 5 năm trở lên. Việc chứng minh bạn đã tham gia BHYT 5 năm trở lên. Căn cứ ở dòng chữ trên thẻ BHYT.
  • Tổng số tiền mà người tham gia BHYT đóng cùng chi trả tiền khám chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Cụ thể:

+ Nếu từ tham gia trong khoảng thời gian từ 1/1/2020. Thời điểm này, mức lương cơ sở bằng 1,49 triệu đồng/tháng. Vậy, số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở được tính như sau: 6 x 1,49 triệu đồng = 8,94 triệu đồng.

+ Nếu từ tham gia trong khoảng thời gian từ 1/7/2020. Thời điểm này, mức lương cơ sở bằng 1,6 triệu đồng/tháng. Vậy, số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở được tính như sau: 6 x 1,6 triệu đồng = 9,6 triệu đồng.

Như vậy, tính từ ngày 1/7/2020. Người tham gia BHYT sẽ phải chi trả số tiền cùng khám chữa bệnh lớn hơn so với thời điểm đầu năm 2020 thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ của BHYT.

  • Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh cần phỉa khám chữa đúng tuyến quy định.

Chuẩn bị thủ tục hưởng chế độ BHYT

Đối với thủ tục để hưởng chế độ Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Người tham gia BHYT sẽ chuẩn bị những giấy tờ quan trọng như sau:

  • Thẻ Bảo hiểm y tế
  • Giấy tùy thân (Bản sao) và có kèm theo ảnh chân dung
  • Hóa đơn chứng thực cho việc đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ bệnh viện. Nơi mà bạn đã khám chữa, điều trị.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người tham gia BHYT sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan BHYT, nơi mình đã đăng ký tham gia. Cơ quan BHYT sẽ linh động giải quyết hồ sơ cho người tham gia nhanh nhất có thể.

Vậy nên, người tham gia BHYT cần lưu ý, khi đi khám, việc lưu trữ hóa đơn thanh toán, khám bệnh cực kì quan trọng. Trường hợp mất hóa đơn thanh toán, người tham gia BHYT sẽ gặp khó khăn trong quát trình hưởng trợ cấp Bảo hiểm.

Xem thêm:

Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm gì?

Đặt tên doanh nghiệp sao cho đúng và chuẩn nhất?

Viết sai hóa đơn GTGT cần giải quyết như thế nào?