Kinh nghiệm Cách tính trợ cấp thai sản mới nhất, chi tiết nhất cho...

Cách tính trợ cấp thai sản mới nhất, chi tiết nhất cho kế toán

7243

Theo quy định mới nhất về lương được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2020, mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng. Theo đó, các khoản trợ cấp, phụ cấp, lương thưởng được tính theo lương cơ sở cũng sẽ tăng theo. Trong đó có trợ cấp thai sản. Để kế toán rõ hơn, bài viết dưới đây xin cung cấp cách tính trợ cấp thai sản năm 2020 mới nhất.

1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Theo quy định tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội:

  • Lao động nữ mỗi lần sinh con đều sẽ được hưởng trợ cấp; mức trợ cấp mỗi lần mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Ngoài ra, nếu lao động nữ sinh con nhưng chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội; thì cha chỉ được hưởng một lần trợ cấp; mức trợ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Theo mức lương cơ sở hiện tại và mức lương cơ sở tăng từ ngày 1/7/2020; thì trợ cấp thai sản cũng tăng theo và được tính như sau:

  • Lao động nữ sinh con trước ngày 1/7/2020; mức trợ cấp thai sản một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.
  • Lao động nữ sinh con từ ngày 1/7/2020; mức trợ cấp thai sản một lần cho mỗi con là: 1.60.000 đồng x 2 = 3.200.000 đồng.

Như vậy, nếu lao động nữ sinh con từ ngày 1/7/2020 trở đi; thì mức trợ cấp thai sản được nhận một lần cho mỗi con tăng lên 220.000 đồng so với thời điểm hiện tại.

Lưu ý: Nếu chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội, vợ không tham gia bảo hiểm xã hội; thì chồng sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con như nói trên.

2. Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, hiện nay, lao động nữ khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh 6 tháng.

Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội cũng nói rõ rằng: “Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Ví dụ: Chị Lan tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019; mức lương đóng bảo hiểm xã hội lúc này là 5 triệu đồng/tháng.

  • Từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2020, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của chị là 6 triệu đồng/tháng.
  • Dự kiến tháng 4/2020, chị Lan nghỉ sinh con.

Theo đó, mức bình quân tiền bảo hiểm xã hội đóng hàng tháng của chị Lan 6 tháng trước khi nghỉ sinh con là 5,5 triệu đồng. Và đây cũng là mức chế độ thai sản hàng tháng chị được hưởng.

Vì lao động nữ được nghỉ sinh 6 tháng nên tổng số tiền trợ cấp thai sản chị Lan được nhận sẽ là: 5,5 triệu đồng/tháng x 6 tháng = 33 triệu đồng.

Hình ảnh có liên quan

3. Tiền trợ cấp dưỡng sức sau sinh

Hiện nay, lao động nữ sau khi được nghỉ chế độ thai sản; nhưng trong khoảng thời gian 30 ngày đầu khi quay lại làm việc mà sức khỏe của sản phụ chưa được phục hồi hoàn toàn; thì được nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày.

Ngoài ra, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần  Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. (Theo Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Còn đối với đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ dưỡng sức do người sử dụng lao động quyết định. Cụ thể:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần > 2 con.
  • Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh mổ.
  • Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.

Về mức tiền trợ cấp cho lao động nữ nghỉ dưỡng sức: mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở. Như vậy, nếu lao động nữ nghỉ dưỡng sức trước ngày 1/7/2020 thì mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày. Nếu nghỉ dưỡng sức từ ngày 1/7/2020 trở đi thì mức tiền dưỡng sức là 480.000 đồng/ngày.

Ví dụ: Chị Lan phải sinh mổ. Đến ngày 19/12/2019, chị Lan hết thời gian nghỉ 6 tháng thai sản. Nhưng do điều kiện sức khỏe yếu sau 5 ngày đi làm trở lại, chị Lan xin nghỉ dưỡng sức. Theo quy định của chế độ nghỉ dưỡng sức, chị Lan được nghỉ 7 ngày với mức tiền trợ cấp dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng/ngày. => Tổng số tiền trợ cấp dưỡng sức chị Lan được nhận là: 447.000 đồng x 7 = 3.129.000 đồng.

Lưu ý:

Để được nhận trợ cấp thai sản và trợ cấp nghỉ dưỡng sức; thì NLĐ phải có tên trong Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Ngoài ra, lao động nữ trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản cũng cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ mà người sử dụng lao động yêu cầu để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

Trên đây là cách tính trợ cấp thai sản năm 2020 mới nhất mình muốn thông tin đến các bạn kế toán. Hy vọng thông tin hữu ích cho bạn.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET luôn tự động cập nhật các quy định của Nhà nước về Biểu tính thuế TNCN, mức lương tối thiểu, các khoản giảm trừ, miễn thuế và tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc, giúp Doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định của Nhà nước về tính và trả lương

Xem thêm:

Hướng dẫn kế toán tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt

Quy định về các khoản chi phí được tính vào chi phúc lợi cho nhân viên

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng