Kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ 6 quyền lợi chỉ doanh nghiệp siêu nhỏ mới có

6 quyền lợi chỉ doanh nghiệp siêu nhỏ mới có

3367

Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động được xếp vào doanh nghiệp siêu nhỏ. Mặc dù quy mô hoạt động không lớn; nhưng doanh nghiệp cũng sẽ có những lợi ích nhất định. Cùng tìm hiểu doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động có được những quyền lợi nào nhé.

quyền lợi doanh nghiệp siêu nhỏ

1. Không phải làm thủ tục gửi thang lương, bảng lương

Khi doanh nghiệp được thành lập, chủ doanh nghiệp hoặc kế toán tài chính cần xây dựng thang lương; bảng lương cho riêng doanh nghiệp của mình. Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng; thỏa thuận mức lương với người lao động trong hợp đồng.

Ngoài ra, theo quy định, doanh nghiệp phải gửi thang lương, bảng lương của đơn vị mình cho Phòng Lao động, thương binh và Xã hội; nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng dưới 10 người lao động thì được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. (Theo quy định Khoản 2, Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP).

2. Không cần đăng ký nội quy lao động

Một trong những điều doanh nghiệp siêu nhỏ cần làm khi mới thành lập đó là lập nội quy lao động. Nội quy là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về những điều được phép làm và không được phép làm trong quá trình làm việc. Tuân thủ nội quy giúp tiến trình lao động diễn ra có hiệu quả.

Tuy nhiên, với doanh nghiệp chỉ sử dụng dưới 10 người lao động, Khoản 4, Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH cho phép như sau:

  • Không phải đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động
  • Nếu doanh nghiệp vẫn muốn ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì nội dung của nội quy lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết định
  • Nếu doanh nghiệp không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì doanh nghiệp và người lao động có thể tự thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động về kỷ luật lao động hay trách nhiệm của 2 bên.

quyền lợi doanh nghiệp siêu nhỏ

3. Miễn ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản

Ngoài nội quy lao động, là cơ sở để đảm bảo lợi ích, quyền lợi doanh nghiệp siêu nhỏ và người lao động; doanh nghiệp còn cần ban hành Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Quy chế này phải được công bố công khai, minh bạch; có sự đồng thuận, nhất trí của các thành viên trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 149/2018/NĐ-CP quy định; doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ được miễn ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản. Đây là một quyền lợi hợp pháp chỉ doanh nghiệp dưới 10 lao động mới có được.

4. Miễn tổ chức hội nghị người lao động

Hội nghị người lao đông nên được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần; để thảo luận những vấn đề như: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; Điều kiện làm việc;… Việc tổ chức hội nghị người lao động thường niên sẽ giúp người lao động và chủ doanh nghiệp có cơ hội trao đổi về những hạn chế cần khắc phục; mục tiêu hướng tới, giúp  hoạt động kinh doanh diễn ra tốt hơn.

Tuy nhiên, với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ được miễn tổ chức hội nghị người lao động (Theo quy định Khoản 2, Điều 12, Nghị định 149/2018/NĐ-CP)

5. Được áp dụng thủ tục thuế và kế toán đơn giản

Doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động sẽ được áp dụng thủ tục về thuế và chế độ kế toán đơn giản như sau:

  • Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư 132/2018/TT-BTC; hoặc Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Ap dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

(Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, doanh nghiệp siêu nhỏ).

6. Không bắt buộc phải có kế toán trưởng mà chỉ có kế toán phụ trách

Doanh nghiệp được phép chỉ bố trí kế toán phụ trách mà không cần kế toán trưởng khi:

– Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng:

  • Không quá 10 người lao động tham gia BHXH/năm.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ hoặc tổng vốn không quá 3 tỷ.

– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

  • Không quá 10 người lao động tham gia BHXH/năm.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng vốn không quá 10 tỷ.

Trên đây là 6 quyền lợi hợp pháp mà chỉ doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao độngmới được hưởng mình muốn chia sẻ với các bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng là doanh nghiệp siêu nhỏ thì hãy lưu ý những quyền lợi này nhé.

Xem thêm:

4 nguyên tắc “vàng” quản lý chi phí hiệu quả trong doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giảm mạnh năm 2020

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí thế nào?