Quy định Bảo Hiểm Quy định xử phạt vi phạm về BHXH, BHTN đối với doanh...

Quy định xử phạt vi phạm về BHXH, BHTN đối với doanh nghiệp

276

Đóng Bảo hiểm xã hội hay Bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp đều phải thực hiện đúng thủ tục, đúng thời hạn. Nếu có hành vi chậm trễ hay thực hiện nộp Bảo hiểm sai quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật. Sau đây, chúng tôi xin cập nhật những mức xử phạt với hành vi vi phạm về BHXH, BHTN cho doanh nghiệp được biết. Các bạn hãy lưu ý lại để tránh DN của mình mắc phải những lỗi này.

1. Xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH bắt buộc, BHTN

Theo Điều 26, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 88/2015/NĐ-CP; đối với các hành vi:

  • Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiêm thất nghiệp
  • Đóng không đúng mức quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
  • Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
  • Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động của doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và BHTN

Mức xử phạt với những hành vi trên:

  • Đối với cá nhân, mức phạt không quá: 75 triệu đồng
  • Đối với tổ chức, mức phạt không quá: 150 triệu đồng
  • Ngoài ra, còn phải khắc phục hậu quả bằng cách: truy nộp số tiền chưa đóng, đóng chậm, đóng thiếu số người quy định, không đóng BHXH bắt buộc và BHTN

2. Xử phạt hình sự với hành vi gian lận BHXH bắt buộc, BHTN

Xử phạt hình sự với những hành vi sau:

  • Làm giả, làm sai hồ sơ BHXH bắt buộc, BHTN để lừa dối cơ quan bảo hiểm
  • Dùng hồ sơ giả, sai lệch nội dung về để hưởng các lợi ích từ BHXH, BHTN
  • Và hành vi có mục đích, gây hậu quả: chiếm đoạt tiền BHTN, BHXH từ 10 triệu đồng trở lên; gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên

Thì sẽ xử phạt với các mức như sau:

  • Phạt đến 200 triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến 2 năm; phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm
  • Hình phạt bổ sung với tình tiết tăng nặng: phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề, làm việc từ 1 đến 5 năm

3. Xử phạt hình sự với hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN

– Xử phạt tiền cá nhân từ 50 đến 200 triệu đồng (với pháp nhân thương mại từ 200 đến 500 triệu đồng); cải tạo không giam giữ đến 1 năm; hoặc phạt tù 3 tháng đến 1 năm với các hành vi:

  • Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 50 đến dưới 300 triệu đồng
  • Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho từ 10 đến dưới 50 người lao động

– Xử phạt tiền cá nhân từ 200 đến 500 triệu đồng (với pháp nhân thương mại từ 500 đến 1 tỷ đồng); hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm, với các hành vi sau:

  • Phạm tội trốn đóng BHXH, BHTN lần 2 trở lên
  • Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 300 đến dưới 1 tỷ đồng
  • Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho từ 50 đến dưới 200 người lao động
  • Không đóng tiền BHXH bắt buộc đã thu; hoặc đã khấu trừ của người lao động với mức trốn đóng từ 50 đến dưới 300 triệu đồng; hoặc trốn đóng cho từ 10 đến dưới 50 người lao động

– Xử phạt tiền cá nhân từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng (với pháp nhân thương mại: từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng); hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm, với các hành vi sau:

  • Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN từ 1 tỷ đồng trở lên
  • Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho từ 200 người lao động trở lên
  • Không đóng tiền BHXH bắt buộc đã thu; hoặc đã khấu trừ của người lao động với mức trốn đóng từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; hoặc trốn đóng cho từ 50 đến dưới 200 người lao động

Hình ảnh có liên quan

4. Xử phạt về vi phạm trong lập hồ sơ hưởng BHXH bắt buộc, BHTN

Mức phạt (Đơn vị: Triệu đồng)

Hành vi

1-2

Kê khai không đúng sự thật; sửa chữa, tẩy xóa nội dung liên quan đến hưởng chế độ Bảo hiểm

2-4

Kết nối với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

2-4

Người lao động có việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, nhưng không thông báo cho Trung tâm hỗ trợ việc làm

2-4

NLĐ đang hưởng BHTN nhưng không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi:
  • Tìm được việc làm
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
  • Hưởng lương hưu hàng tháng
  • Xuất khẩu lao động hay định cư ở nước ngoài
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
  • Đang chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4-8

Người sử dụng lao động không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật

10-20

Người sử dụng lao động giả mạo hồ sơ BHXH bắt buộc, BHTN để trục lợi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

20-40

Người sử dụng lao động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao cho người lao động không theo đúng phương án của cơ quan thẩm quyền quy định

5. Một số vi phạm khác

Mức phạt (Đơn vị: Triệu đồng)

Hành vi

1-2

Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu cho cơ quan thẩm quyền về BHXH. BHTN

1-2

Không làm văn bản đề nghị cơ quan BHXH xác nhận việc đóng BHTN cho NLĐ

1-2

Làm hư hỏng, sai, sửa chữa, tẩy xóa sổ BHXH

4-6

Không lập hồ sơ BHXH, BHTN cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ

40-60

Người sử dụng lao động sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích

Các mức phạt trên dành cho doanh nghiệp, còn với cá nhân, mức phạt bằng một nửa so với doanh nghiệp.

Trên đây, mình đã tổng hợp lại quy định về các mức phạt vi phạm về BHXH, BHTN. Hy vọng rằng thông tin này có thể là lời nhắc nhở các doanh nghiệp nên tuân thủ các quy định pháp luật, tránh những tổn thất nghiêm trọng cho chính mình và người lao động.

Xem thêm:

Vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán hạch toán thế nào?

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giảm mạnh năm 2020

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí thế nào?